Hủy
Thế giới

Mỹ "nợ" Fed rất nhiều

Thứ Năm | 06/06/2013 14:02

Có thể nhờ Fed, Mỹ đã tránh được một cuộc Đại suy thoái thứ 2.
 

Rất dễ để tìm thấy trên phố Wall những người cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương đặc biệt là Cục dự trữ liên bang Mỹ khiến kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai.

Các ngân hàng trung ương trong đó có Fed đã làm đúng. Nếu họ không hành động, thế giới có thể đã rơi vào cuộc Đại suy thoái thứ 2. Tránh suy thoái và giúp kinh tế phục hồi đó là nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương. Điều đáng chỉ trích có lẽ không phải vì họ làm quá nhiều mà ngược lại vì họ đã hành động quá ít. Điều này không có nghĩa là các chính sách mà các ngân hàng trung ương áp dụng ít rủi ro hơn hay ít phải trả giá hơn, mà nghĩa là những chính sách đó là những lựa chọn ít tồi tệ nhất.

Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng gần đây có thể là một dấu hiệu thành công. Một điều sẽ xảy ra đó là sự tái sinh niềm tin kinh tế, đặc biệt là ở Mỹ. Nó sẽ khuyến khích nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ sớm chấm dứt nới lỏng tiền tệ và các chính sách nới lỏng khác.

Đây có thể là khởi đầu cho sự trở lại trạng thái bình thường. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 40 điểm cơ bản trong tháng qua nhưng vẫn trên 2%. Nếu kinh tế tiếp tục phục hồi, lợi suất sẽ còn tăng. Không ai có thể khẳng định lãi suất dài hạn thực tế và danh nghĩa sẽ duy trì ở mức thấp mãi.

Tuy nhiên, tại sao các chính sách của Fed vẫn bị chỉ trích? Câu trả lời là do cả yếu tố tâm lý và kinh tế.

s

Về mặt tâm lý, ngân hàng trung ương là 1 định chế công có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu công. Nhiệm vụ của định chế này là ổn định kinh tế trước các biến động tài chính. Một số người cho rằng ngân hàng trung ương là đối tượng duy nhất chịu trách nhiệm cho khủng hoảng kinh tế. Nhưng quan điểm chính hệ thống tài chính mới gây bất ổn có vẻ đúng đắn hơn.

Về mặt kinh tế học, khủng hoảng kinh tế làm gián đoạn quá trình tạo ra tiền của các định chế tư nhân – ngân hàng. Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương phình to gây sự chú ý đặc biệt nhưng điều quan trọng hơn đó là cung tiền cũng tăng mạnh. Nguồn cung tiền này phụ thuộc vào sự sẵn sàng cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, sau khủng hoảng, sự sẵn sàng ấy dường như biến mất. Theo ước tính Trung tâm ổn định tài chính ở New York, trong tháng 4/2013, cung tền của Mỹ chỉ tăng 0,7% so với giai đoạn tháng 10/2008 ngay cả khi bảng cân đối kế toán của Fed phình to đáng kể.

Mặt kinh tế học thứ hai đó là khủng hoảng tài chính xảy ra cùng giai đoạn giá nhà đất giảm ở Mỹ và giảm nợ ở các định chế tài chính và hộ gia đình.

Hơn nữa, GDP quý I/2013 của Mỹ chỉ cao hơn 3,3% so với quý II/2008, nên dễ thấy Fed hành động quá ít hơn là quá nhiều. Những người chỉ trích Fed thì cảnh báo nguy cơ siêu lạm phát nhưng thực tế lạm phát ở Mỹ vẫn trong tầm kiểm soát.

Hiện Fed đang phải đối mặt với ít nhất 3 thách thức. Thứ nhất là làm thế nào để rút chương trình nới lỏng tiền tệ. Vấn đề không phải thời gian mà là phải có lý do hợp lý trong bối cảnh môi trường tài chính bất ổn. Hai là đối phó với những bất ổn có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của giới hoạch định chính sách. Thứ 3 là thách thức về nhu cầu dài hạn của hộ gia đình, doanh nghiệp và các khu vực công.

Điều đáng lo ngại là cách duy nhất để cân bằng kinh tế Mỹ lúc này là thông qua các bong bóng mới, và nếu như vậy, đó không phải là lỗi của Fed mà là lỗi do cấu trúc kinh tế trong nước và quốc tế.

Nói chung, Fed đã làm đúng và cố đưa Mỹ và kinh tế vượt qua khủng hoảng. Họ đáng được biểu dương.

Nguồn FT/Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới