Những mốc thời gian chính của vụ mất tích của máy bay MH 370
Thứ Bảy, ngày 8/3/2014
Chuyến bay mang số hiệu MH 370 của hãng Malaysia Airlines cất cánh từ Kuala Lumpua lúc 12:21 sáng, theo lịch chuyến bay này sẽ hạ cánh lúc 6:30 sáng (giờ địa phương) tại Bắc Kinh.
Trên máy bay Boeing 777-200ER có 227 hành khách và 12 người trong phi hành đoàn.
Máy bay bị mất liên lạc với trung tâm mặt đất sau khoảng 1-2 giờ sau khi cất cánh. Không có tín hiệu cầu cứu nào được phát đi, thời tiết ổn định và thuận lợi tại thời điểm máy bay mất tích.
Tín hiệu liên lạc cuối cùng của máy bay là với trạm điều phối không lưu đặt ở ngoài khơi cách bờ phía Đông của tỉnh Kota Bharu, Malaysia 12 hải lý.
Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (CAAV) cho biết không thể kiểm tra hành trình của máy bay theo lộ trình đã định ở điểm 17h21 GTM giao cách giữa không phận Việt Nam và Malaysia.
Trang web flihtaware.com cho biết máy bay đã bay về phía đông bắc của Malaysia và đạt độ cao khoảng 10,6km. Khoảng 1 phút trước khi biến mất khỏi trang web, máy bay vẫn tiếp tục tăng độ cao.
Việt Nam và Malaysia đang nỗ lực triển khai tìm kiếm cứu hộ. Trung Quốc cũng tuyên bố gửi 2 tàu cứu hộ hàng hải đến để tìm kiếm. Mỹ, Nhật và nhiều quốc gia khác cũng cử tàu, máy bay ra tìm kiếm.
Tàu tìm kiếm của Malaysia không tìm thấy dấu hiệu mảnh vỡ máy bay nào trong vùng máy bay có liên lạc về mặt đất lần cuối.
Hãng hàng không cho biết, có 154 hành khách người Trung Quốc và Đài Loan, 38 người Malaysia, 7 người Indonesia, 6 người Úc và các khách khác từ Ấn Độ, Pháp, Mỹ, New Zealand, Ukraine, Canada, Nga, Italy, Hà Lan và Áo.
Thân nhân của hành khách trên chuyến MH370 chờ đợi trong nước mắt |
Việt Nam thông báo có thông tin về vệt dầu loang và cột khói lớn trong hải phận của Việt Nam.
Hai người đàn ông mang quốc tịch Áo và Italy có tên trên chuyến bay nói họ thực chất không bay chuyến bay này, hộ chiếu của họ đã bị đánh cắp.
Chủ Nhật, ngày 9/3/2014
Hãng Malaysia Airlines cho biết họ đang lo sợ về trường hợp tồi tệ nhất và đang làm việc với các chuyên gia khắc phục thảm họa của Mỹ.
Ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ đề nghị gửi đội điều tra đến châu Á giúp điều tra sự việc. Các cố vấn kỹ thuật hàng không của Cục Hàng không Liên Bang Mỹ và Boeing cũng đã bay đến Châu Á.
Nhà chức trách Malaysia điều tra và công bố ít nhất 2 người bị phát hiện đã dùng hộ chiếu giả trong chuyến bay.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia các nhà điều tra Malaysia đang tham vấn FBI của Mỹ.
Radar cho biết máy bay đã quay đầu ngược trở lại trên đường bay đến Bắc Kinh trước khi biến mất.
Đội cứu hộ Malaysia mở rộng phạm vi tìm kiếm sang vùng biển phía tây Malaysia.
Nhà chức trách Malaysia giữ thái độ cẩn trọng khi trả lời các câu hỏi về kiểm tra an ninh tại Kuala Lumpur của hãng CCTV của Trung Quốc. Dư luận lo ngại những lỗ hổng trong công tác an ninh có liên quan đến vụ mất tích kể trên.
Interpol cho biết ít nhất 2 hành khách đã được thông báo mất hộ chiếu trên cơ sở dữ liệu được sử dụng để kiểm tra an ninh.
Hãng thông tấn nhà nước Malaysia dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Ahmad Zahid Hamidi chỉ trích cơ quan an ninh rằng “2 kẻ sử dụng hộ chiếu châu Âu bị đánh cắp có vẻ ngoài của người châu Á”.
Các nhà điều tra khoanh hẹp các nguy cơ đã xảy ra với chiếc máy bay, có thể chiếc máy bay đã bị vỡ tan trên đường bay, một quan chức điều tra của Malaysia nói với hãng tin Reuters.
Máy bay Hải quân Việt Nam đã thấy một vật thể tình nghi là mảnh vỡ từ chiếc máy bay nhưng trời quá tối nên không thể đưa ra lời khẳng định nào. Nhiều máy bay khác sẽ được cử đến tìm kiếm điều tra trong vùng biển của Việt Nam.
Nguồn Infonet
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư