Hủy
Thế giới

Sự thật sau các điều khoản cứu trợ AIG của chính phủ Mỹ

Thứ Tư | 09/01/2013 12:02

 
 
AIG luôn miệng kêu gào bị phân biệt đối xử, song khi xem xét kỹ các điều khoản gói giải cứu 182 tỷ USD, người ta lại thấy một câu chuyện khác.

Không bao lâu sau khi tung gói giải cứu 182 tỷ USD được tung ra, Bộ tài chính Mỹ về căn bản đã làm nhẹ bớt các điều khoản cứu trợ. Sự độ lượng này của bộ đã khiến AIG trở nên "dễ thở hơn" - Và những cổ đông như cựu giám đốc điều hành Maurice R. Greenberg chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất.

Một trong những nguyên nhân chính khiến AIG cân nhắc tham gia vụ kiện, do công ty đầu tư của Greenberg khởi xướng, là ban lãnh đạo tập đoàn bảo hiểm phàn nàn rằng các điều khoản cứu trợ dành cho AIG khắt khe hơn so với các công ty tài chính khác. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, các nhà phân tích thấy rằng nhu cầu tiền mặt của AIG cũng như những sai sót trong nội bộ đều ít nghiêm trọng hơn so với các tổ chức khác. Trên thực tế, AIG còn hưởng lợi từ các điều khoản "không mấy khắt khe" của Bộ Tài chính, các nhà phân tích nhận định.

1
AIG nhận được nhiều nhượng bộ từ Bộ Tài chính Mỹ hơn so với các tổ chức khác.

Có thể nói, những nhượng bộ mà Bộ tài chính dành cho AIG là rất đáng kể. Vào đầu năm 2009, Cục Dự trữ liên bang (Fed) đã cắt giảm lãi suất đối với một khoản vay lớn dành cho AIG. Vào thời điểm đó, ưu đãi của Fed giúp AIG tiết kiệm 1 tỷ USD mỗi năm.

Sau đó, Bộ Tài chính còn thực hiện một thay đổi "có lợi" khác cho AIG. AIG trước đó đã đổi số cổ phiếu ưu đãi trị giá 40 tỷ USD lấy số cổ phiếu không phải trả cổ tức bằng tiền mặt cho người đóng thuế. Nếu theo đúng thỏa thuận cứu trợ là AIG phải thanh toán 10% cổ tức đối với số cổ phiếu ưu đãi, điều đó đồng nghĩa tập đoàn này sẽ phải chi 20 tỷ USD để trả cho Bộ Tài chính trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2012.

Thay vào đó, số cổ phiếu ưu đãi này đã được bộ chuyển thành cổ phiếu phổ thông, được chính phủ Mỹ rao bán sau này. Bộ Tài chính Mỹ chỉ thu về có 5 tỷ USD từ khoản cứu trợ dành cho AIG.

Trên thực tế, chính phủ Mỹ có thể khắt khe hơn đối với AIG nếu họ thực sự muốn. Chẳng hạn, Bộ tài chính có thể yêu cầu số cổ phần lớn hơn trong AIG để đổi lấy cổ tức. Điều này có thể đá văng một số cổ đông ra khỏi AIG, kể cả ông Greenberg. Nếu bộ tài chính mạnh tay hơn, cổ phiếu AIG có thể trở thành những tờ giấy vô giá trị, như Fannie Mae hay Freddie Mac.

Các gói giải cứu Fannie và Freddie đều đòi hỏi 2 công ty này phải trả cổ tức 10%. Tuy nhiên, trên thực tế Bộ tài chính Mỹ không bao giờ cho phép họ thoát khỏi cam kết đó như AIG. Kết quả là, Fannie và Freddie đã phải chi hơn 50 tỷ USD để thanh toán cổ tức cho các đối tượng nộp thuế.

Tóm lại, các cổ đông AIG có thể kêu gào họ bị áp đặt thỏa thuận cứu trợ khắc nghiệt, song thực tế lại chứng minh điều ngược lại.

Nguồn New York Times/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới