Hủy
Thế giới

Taxonomics: Thuốc bổ hay độc dược cho Abenomics?

Thứ Sáu | 02/08/2013 15:55

Kế hoạch tăng thuế tiêu dùng đang vấp phải tranh cãi, nhưng tăng thuế sẽ là cách tốt để Nhật Bản tránh khỏi cuộc khủng hoảng nợ công như Hy Lạp.
 

Thuế tiêu dùng - điều người Nhật căm ghét nhất

Người Nhật Bản là một trong số những người nộp thuế miễn cưỡng nhất thế giới. Họ dành sự căm ghét sâu sắc nhất cho việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), gọi tắt là thuế GTGT.

Thách thức tâm lý: người Nhật xưa nay căm ghét thuế tiêu dùng.
Thách thức tâm lý: người Nhật xưa nay căm ghét thuế tiêu dùng.

Carl Shoup, một nhà kinh tế người Mỹ, có thể một trong những người phát minh ra thuế GTGT. Sau khi chiến tranh thế giới II kết thúc, ông đã dành cả sự nghiệp của mình để sử dụng thuế GTGT như một thử nghiệm cho cách thu thuế mới.

Nhật Bản dù đã sớm bỏ thuế GTGT, nhưng lại đưa ra một loại "thuế tiêu dùng" vào năm 1989. Điều này đã nhanh chóng trở thành nỗi căm ghét của người dân Nhật, như những gì họ từng dành cho tiền thân thuế là GTGT.

Nhật Bản đang cố gắng tăng thuế tiêu dùng khi đây mới chỉ là lần thứ 2 tăng thuế kể từ khi loại thuế này ra đời.

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và các tổ chức địa phương tại Nhật Bản đều cho rằng, tăng thuế tiêu dùng là cách duy nhất để Nhật Bản có thể kiểm soát khoản nợ công đã lên đến gần 250% GDP.

Đảng Dân chủ tại Nhật Bản, từng giành sự ủng hộ vào năm ngoái, đã lập luận rằng, nếu không tăng thuế tiêu dùng, Nhật Bản có thể sớm đi theo con đường của Hy Lạp.

Đánh đổi bằng tăng trưởng và có thể thêm 1 thập kỷ mất mát

Tuần này các nhà chức trách Nhật Bản lại gây ngạc nhiên khi cho biết sẽ tiến hành kiểm tra xem có nên tăng thuế như kế hoạch hay không.

Kế hoạch này là tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8% vào tháng 4 năm sau và tăng lên 10% vào năm 2015. Đó sẽ như một vết cắn đối với Abenomics đang cất cánh, với "ba mũi tên" đã được bắn đi.

Trong hai mũi tên đầu tiên, hoạt động nới lỏng tiền tệ đã được Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) thực hiện và kích thích tài khóa rộng rãi, nhằm xóa bỏ những suy nghĩ và ám ảnh của người tiêu dùng về giảm phát và cũng nhằm kích thích đầu tư. Nhưng cho đến nay, chủ yếu mới chỉ có các công ty lớn được hưởng lợi.

Ông Abe đang ngần ngại vì sợ người tiêu dùng Nhật Bản chưa sẵn sàng.

Mối lo ngại ở đây là sự gia tăng nguồn thu từ thuế liệu có thể lớn hơn nhiều so với những năm đánh mất tăng trưởng nếu người tiêu dùng trở nên sợ hãi.

Lần tăng thuế tiêu dùng lên 2% vào năm 1997 bị cho là nguyên nhân khiến Nhật Bản rơi vào thập kỷ mất mát lần mặc dù thời điểm đó trùng hợp với nhiều sự kiện khác chẳng hạn như khủng hoảng tài chính châu Á.

Loại trừ những tác động dây chuyền, chuyên gia Robert Feldman tại Morgan Stanley ước tính, nếu tăng 3% thuế tiêu dùng vào năm 2014 như dự kiến, GDP của Nhật Bản giảm hơn 1%.

Vẫn chưa hết cách

Một lựa chọn thay thế khác, đó là có thể nâng thuế một cách chậm rãi, từ từ hơn.

Koichi Hamada, nhà kinh tế học tại Đại học Yale, người đã góp phần xây dựng nên Abenomics, đã nói rằng, thuế có thể được tăng lên với tỷ lệ đồng đều 1% /năm, trong vòng 5 năm. Ông Abe sẽ nghiên cứu lựa chọn này, bởi bằng cách nào đó, miễn sao thuế có thể tăng lên đáng kể.

Naka Matsuzawa tại công ty chứng khoán Nomura cho rằng, nếu vậy thì có lẽ, thị trường trái phiếu sẽ giữ được bình tĩnh.

GDP thực tế tăng 4,1% trong quý I/2013, hay thị trường việc làm cải thiện đôi chút, là những dữ liệu tốt để ông Abe quyết tâm thực hiện kế hoạch đúng như dự kiến.

BOJ trong tuần này, đã góp thêm tiếng nói ủng hộ cho việc tăng thuế. Và có thể, người nộp thuế sẽ dễ dàng chấp nhận hơn so với những gì các chính trị gia nghĩ. Một cuộc thăm dò của The Economist tại khu mua sắm cao cấp Ginza, kết quả cho thấy, 7/10 người đã sẵn sàng chấp nhận tăng thuế, vì như vậy còn dễ chịu hơn một cuộc khủng hoảng nợ.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới