Hủy
Thế giới

Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng kỷ lục trong tháng 2

Thứ Sáu | 04/04/2014 12:06

Xuất khẩu nhiên liệu và thiết bị vốn của Mỹ giảm mạnh đẩy thâm hụt thương mại lên cao nhất 5 tháng.
 

Theo số liệu của Phòng Thương mại Mỹ, chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩutăng 7,7% lên 42,3 tỷ USD - mức chênh lệch lớn nhất kể từ tháng 9/2013 và caohơn hẳn so với mức 39.3 tỷ USD của tháng 1. Trong cuộc khảo sát của Bloomberg, 69chuyên gia kinh tế học dự đoán khoảng cách này sẽ giảm xuống 38,5 tỷ USD với hoạtđộng nhập khẩu không thay đổi nhiều.

Theo đó, xuất khẩu giảm 1,1% xuống 190,4 tỷ USD do doanh số bán dầu giảmthấp. Hoạt động vận chuyển nhiên liệu tới các khách hàng nước ngoài tăng so vớinhững tháng trước nhờ sản xuất năng lượng tăng trưởng.

Doanh số bán sản phẩm sản xuất tại Mỹ ở khu vực Nam và Trung Mỹ cũng giảm xuống mứcthấp nhất kể từ tháng 2/2011.

Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,4% lên 232,7 tỷ USD, chạm mốc cao nhất kể từtháng 11/2013. Hoạt động mua xe ô tô và các bộ phận khác tăng vọt bù đắp cho sựsuy giảm trong nhu cầu về thiết bị vốn như máy tính và thiết bị viễn thông.

Nhu cầu về sản phẩm sản xuất ở nước ngoài cũng được kiềm chế bằng việc giảmmua nhiên liệu và tăng sản xuất năng lượng. Nhập khẩu dầu thô trong tháng 2giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2012. Ngoại trừ dầu mỏ, thâm hụt thươngmại tăng từ 19,9 tỷ USD lên 22,4 tỷ USD.

Sau khi loại bỏ ảnh hưởng của giá cả, thâm hụt thương mại tăng từ 48,5 tỷUSD lên 50,1 tỷ USD. Mức thâm hụt trung bình trong 2 tháng đầu năm 2014 vượtquá mức thâm hụt trung bình trong quý 4/2013, cho thấy, hoạt động thương mại sẽbớt tăng trưởng.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm từ 27,8 tỷ USD xuống 20,9 tỷUSD do nhập khẩu của Mỹ giảm mạnh.

Sựsuy giảm trong thương mại sẽ tiếp tục kéo giảm tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên vốn đã có dấu hiệu suy thoái trong chi tiêu tiêu dùng và hoạtđộng sản xuất do thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Xuất khẩu giảm mạnh có thể sẽkhông kéo dài vì các nền kinh tế nước ngoài như khu vực đồng euro đang được cảithiện.

Guy Berger, chuyên gia kinh tế học tại công ty RBS Securities ở Stamford, nhận xét: “Hoạtđộng thương mại sẽ kéo giảm tăng trưởng của quý 1 một chút. Các yếu tố tạo điềukiện thuận lợi để thâm hụt thương mại giảm dần. Xuất khẩu sẽ tăng trong bốicảnh nhiều thị trường mới nổi vẫn đang phát triển. Mặc dù, châu Âu chưa đạtđược những thành tựu lớn nhưng kinh tế khu vực vẫn tăng trưởng. Nhập khẩu sẽtăng khi nền kinh tế toàn cầu được cải thiện”.

Theo khảo sát của Bloomberg, ước tính thâm hụt thương mại sẽ rơi vào khoảng35 tỷ USD đến 41 tỷ USD. Phòng Thương mại Mỹ ban đầu báo cáo khoảng cách thươngmại trong tháng 1 bị thâm hụt 39,1 tỷ USD.

Nhu cầu tiêu dùng hàng sản xuất ở nước ngoài có thể sẽ tăng lên theo niềm tin tiêu dùng Mỹ. Chỉ số niềm tintiêu dùng Conference Board trong tháng 3 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng1/2008. Sự cải thiện trong nền kinh tế khu vực đồng euro cũng là một tín hiệutốt đối với xuất khẩu của Mỹ với hoạt động sản xuất và dịch vụ và niềm tin tiêudùng tăng mạnh.

Nguồn Gafin/ Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới