Hủy
Thế giới

Tiền và tài rời Nga ra đi

Thứ Bảy | 16/08/2014 14:33

 
 
Căng thẳng trầm trọng giữa Nga và phương Tây khiến Nga mất đi tiền vốn và người tài ồ ạt rút khỏi nước này để sống ổn định hơn ở châu Âu.

s2-reutersmedia.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Khi Nga quyết định sáp nhập Crimea và hỗ trợ cho phe ly khai ở đông Ukraine, nướcnày đã dập tắt niềm hy vọng của phương Tây về một liên minh bền vững với Moscow. Với các lệnh trừngphạt của Mỹ và EU, nhiều trợ thủ của ông Putin đang gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế hai nghìn tỷUSD của Nga đứng trước mối đe dọa bị cô lập và hàng trăm triệu người Nga tự hỏi chuyển gì sẽ tiếpdiễn, các nhà phân tích của Reuters nhận xét.

Moscow vẫn kiếm được tiền từ các đường ống vận chuyển dầu và khí đốt từ Nga sang phương Tây. Tuynhiên, tin không vui đối với Kremlin là dòng vốn và chất xám của nước này cũng đang dịch chuyểntheo hướng đó.

Bộ Kinh tế Nga dự báo dòng vốn tìm đường ra khỏi Nga năm nay ở mức 100 tỷ USD, tăng từ mức 61 tỷUSD của năm 2013. Tuy nhiên, một số người cho rằng con số này là ước tính lạc quan, sự thực cònnhiều hơn thế. "Luồng vốn khoảng 100-200 tỷ USD đã chảy ra khỏi nước Nga", Reuters dẫn lờiTổng thống Mỹ Barack Obama, phát biểu hôm 6/8.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi hồi tháng 5 cho biết cuộc khủng hoảng đã khiếndòng vốn ồ ạt rút khỏi nước Nga, ước lượng khoảng 160 tỷ euro, tức là 214 tỷ USD. Ngay cả các nhàkinh tế từ Cao học Kinh tế Moscow cũng dự báo dòng vốn ra có thể lên đến 130-150 tỷ USD trong nămnay.

Theo một nhân viên ngân hàng cao cấp giấu tên của phương Tây, tình hình sẽ càngthêm tồi tệ. "Dòng vốn ra sẽ leo thang. Luồng tiền của Nga sẽ dịch chuyển đến các nước Tây Âu, đặcbiệt là các trung tâm chính gồm Anh, Áo, Thụy Sĩ.".

Trong khi đó, dòng vốn chảy theo hướng ngược lại đang khô cạn. "Hiện giờ không có nhiều nhà đầu tưđến Nga để kinh doanh", ông Obama nói.

Động thái của ông Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine và phản ứng của phương Tây đã khiến nhiềudoanh nghiệp ở New York và London không còn mặn mà với Nga. "Nếu bạn đi vào bất kỳ phòng họp nàotrong thời điểm này và nói 'Tôi muốn đầu tư một tỷ USD ở Nga', họ sẽ cười cho đến khi bạn xấu hổđến mức phải ra khỏi phòng", một nhân viên ngân hàng cấp cao phương Tây cho biết.

Ngoài ra, còn có sự thoát vốn nhỏ xảy ra ngay trong chính nước Nga. Kể từ thời kỳ hỗn loạn sau sựsụp đổ của Liên Xô, người Nga có thói quen đề phòng biến động bằng cách bán đồng ruble để muađôla.

Một số người Nga cho biết họ đang tìm cách đổi đồng rup lấy USD hoặc EUR, hoặc chuyển tiền ra nướcngoài vì lo ngại nhà nước sẽ ban lệnh kiểm soát nguồn tiền nếu dòng vốn ra tiếp tục leo thang nhanhchóng. Ngay cả các quan chức hàng đầu của Ngân hàng Trung ương nước này cũng không biết rõ mức tíchtrữ tiền mặt trong người dân là bao nhiêu. Một số người cho rằng người Nga đang lặng lẽ giấu hàngchục tỷ USD dưới gối.

Chảy máu chất xám

Trong khi nguồn tiền đang đổ về các nước châu Âu, người Nga cũng đang tìm cách"Tây tiến". Xu hướng này không chỉ giới hạn trong tầng lớp thượng lưu mà đang lan tỏa đến nhiềungười khác. Theo điều tra chính thức, số người Nga di cư trong hai năm qua cao hơn gấp năm lần hainăm trước, khi ông Putin bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 5/2012.

Dữ liệu từ Cục thống kê Nga cho thấy có 186.000 người đã di cư ra nước ngoài vàonăm 2013 so với mức 33.500 vào năm 2010. Con số thực tế còn có thể cao hơn nhiều, do có khả năngthống kê trên chưa bao gồm những người đã di cư nhưng vẫn đăng ký thường trú ở Nga.

"Tôi thấy ngày càng có nhiều nhân tài của Nga đang lo lắng và muốn tìm kiếm một nơi trú ẩn antoàn, nếu nước Nga xảy ra chuyện", Supinder Sian, một đối tác trong nhóm Lao động và Việc làm tạihãng Squire Patton Boggs LLP nói.

Nhà phả hệ học Vladimir Paley hồi tháng 7 cho biết số lượng khách hàng tìm đến ông nhiều hơn bốnlần hơn so với năm ngoái. Họ muốn ông tìm hiểu kỹ lịch sử gia đình với mục tiêu tìm được những mốiquan hệ, để làm bước đệm giúp họ có quốc tịch nước ngoài và rời khỏi Nga.

"Họ là những người kiếm được nhiều tiền và bây giờ họ sợ mất tiền", ông Paley nói.

Nhận xét về vấn đề này, Lev Gudkov, giám đốc Trung tâm Thăm dò Dư luận độc lập Levada tại Moscow,nói: "Chúng ta đang đánh mất những người có trình độ học vấn cao nhất, năng động nhất và có óc kinhdoanh nhất".

Nguồn VnExpress/Reuters


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới