Hủy

Thị trường Mỹ không còn mạnh về nông, lâm, thuỷ sản

Vân Nguyễn Thứ Năm | 01/08/2019 20:06

Ảnh: catvanlong.com

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường hơn 300 triệu người tiêu dùng này đang chậm lại.
 

Thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố hôm 1.8 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7/2019 ước đạt 3,55 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% cùng kỳ năm 2018.

Thế nhưng, giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 1%. Trong đó,  mặc dù giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 7/2019 vẫn ước đạt 785 triệu USD, nhưng đã giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018k chỉ đạt gần 4,7 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, chiếm 55,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, nhưng không phải là những thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh. Các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh phải kể đến là Mexico tăng 21,3%, Đài Loan tăng 16,6%, Malaysia tăng 13,2 và Nhật Bản tăng 11%.

Theo số liệu của Cục Nghề cá biển Mỹ (NMFS), giá bình quân nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 5.2019 đạt 8,25 USD/kg, tương đương với mức đạt được hồi tháng 4.2019.

Cạnh đó, nhập khẩu phile cá tra đông lạnh của Mỹ trong tháng 5.2019 tuy có nhích nhẹ về khối lượng nhưng lại sụt giảm về giá trị so với tháng trước đó. Giá bình quân đạt 3,82 USD/kg, giảm so với 4,31 USD/kg đạt được vào tháng trước đó.

Trên thực tế, thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 là EU, đạt 300,5 triệu USD. Ngành tôm Việt Nam kỳ vọng có thể phục hồi xuất khẩu sang thị trường này nhờ tác động tích cực của Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký tại Hà Nội vào 30.6.2019, dự kiến sẽ được các nước thành viên EU thông qua và sớm có hiệu lực.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ASEAN đang là thị trường đầy tiềm năng với sản phẩm cá tra của Việt Nam.

Mức tăng trưởng dương xuất khẩu sang thị trường này trong nửa đầu năm nay khá tốt. Trong 5 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Thái Lan đạt 32,5 triệu USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ.

Chưa hết, Philippines và Malaysia, trong hai năm 2018-2019, đã trở thành hai thị trường mới nổi của cá tra Việt Nam. Tính đến hết tháng 5. 2019, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Philippines đạt 19 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, trong khi Malaysia đạt 18,8 triệu USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước.

Thi truong My khong con manh ve nong, lam, thuy san
 

Như vậy, kể từ đầu năm 2019, xXuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ đang xu hướng chậm lại trong bối cảnh nhập khẩu  rau quả từ thị trường này đang tăng dần.

Trong 7 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã chi 18,01 tỷ USD để nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, với Mỹ, Trung Quốc và Argentina vẫn là ba thị trường nhập khẩu chính, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 

Với mặt hàng tiêu, dù Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam nhưng thị phần tại Mỹ đã giảm so với cùng kỳ năm 2018 do các nhà xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng sang thị trường Đức.

Xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam ước đạt 201 nghìn tấn, tương đương 514 triệu USD, tăng 32,5% về khối lượng nhưng giảm 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng lưu ý, bất chấp giá giảm 25,5%, chỉ 2.557 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Đức vẫn tăng 7,9% trong 6 tháng đầu năm 2019 nhờ lượng xuất khẩu tăng tới 45,1%, góp phần nâng thị phần của thị trường này tăng từ 4,2% lên 4,6%.

Tình hình tương tự đang diễn ra với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, Mỹ không phải là thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất. Vị trí số 1 đã thuộc về Ả Rập xê út với mức tăng 45,2%, trong khi Mỹ chỉ tăng 32,2%.

Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 7/2019 ước đạt 837 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 5,66 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2018.  Trong 6 tháng đầu năm nay, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với 79,7% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới