Hủy
Kinh Doanh

4 NHTM nhà nước chiếm trên 52% thị phần tín dụng

Thứ Bảy | 01/11/2014 09:19

Tỷ lệ nợ xấu của khu vực NHTM nhà nước thấp hơn so với mức bình quân cả hệ thống.
 
 
Tỷ lệ nợ xấu của khu vực NHTM nhà nước thấp hơn so với mức bình quân cả hệ thống.

Đó là con số được nêu ra trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo tại phiên họp Quốc hội lần 8 khóa VIII đang diễn ra sáng nay (ngày 1/11/2014).

Cụ thể, theo thống kê, 4 trong tổng số 5 NHTM nhà nước được cổ phần hóa, trong đó 03 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (Ngoại thương Việt Nam, Công thương Việt Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam) và 2 ngân hàng có sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam hợp tác chiến lược với Ngân hàng TNHH Mizuho - một thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản), NHTM cổ phần Công thương phát hành thêm cổ phần cho Ngân hàng Bank of Tokyo Mitsubishi (BTMU).

Các NHTM nhà nước bảo đảm an toàn thanh khoản, tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các TCTD về vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng.

Cụ thể: vốn điều lệ chiếm 30,8% tổng vốn điều lệ toàn hệ thống, hiệu quả kinh doanh cao hơn so với mức bình quân toàn hệ thống.

(Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng Quốc doanh luôn cao hơn so với toàn hệ thống)
(Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng Quốc doanh luôn cao hơn so với toàn hệ thống)

Bên cạnh đó, thị phần tài sản tăng liên tục, thị phần huy động tăng trở lại sau sự sụt giảm vào năm 2013, tiếp tục giữ vị trí chi phối về thị phần tín dụng (trên 52%).

Tỷ lệ nợ xấu của khu vực này thấp hơn so với mức bình quân cả hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của khối NHTM Nhà nước năm 2012: 3,18% (toàn hệ thống: 4,08%), năm 2013: 2,75% (toàn hệ thống: 3,61%), đến tháng 8/2014: 3,88% (toàn hệ thống: 3,9%).

Đến nay, Chính phủ đã phê duyệt 24/25 phương án tái cơ cấu các NHTM. Sẽ trình CP thông qua giải thể, phá sản một số TCTD phi ngân hàng.

Đối với khối TCTD phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đang rà soát, đánh giá xác định một số trường hợp mà chi phí cơ cấu lại quá lớn so với lợi ích của việc duy trì hoạt động để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý thông qua giải thể, phá sản.

Năm 2013, có 2 công ty tài chính đã được hợp nhất, mua lại với 2 NHTM, giải thể, rút giấy phép 1 công ty cho thuê tài chính và 1 công ty tài chính đã được Ngân hàng Nhà nướcNgân hàng Nhà nước ủng hộ chủ trương bán lại cho tổ chức khác.

Một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước đang trong quá trình đàm phán bán lại công ty tài chính cho nhà đầu tư khác. Hiện có 9/11 phương án của TCTD phi ngân hàng được phê duyệt.

Đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), về cơ bản, hoạt động của hệ thống vẫn đảm bảo an toàn và thực hiện tốt vai trò tương trợ giữa các thành viên để thực hiện sản xuất, kinh doanh và góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu nguồn vốn tương đối hợp lý; dư nợ tín dụng tăng và có xu hướng dịch chuyển từ ngắn hạn sang trung, dài hạn; tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.

Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND vẫn tiếp tục tăng trưởng (tăng 8,3% so với 31/12/2013; tăng 33% so với cuối năm 2012 và 75,3% so với cuối năm 2011).

Cơ cấu nguồn vốn tương đối hợp lý: Tiền gửi huy động từ dân cư, TCKT tăng mạnh và chiếm tới 85,6%, vốn vay giảm mạnh và chỉ chiếm 6,2%; tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn giữ ở mức thấp (6,3%).

Dư nợ cấp tín dụng của các QTDND tăng 2,3% so với 31/12/2013, tăng 27,8% so với cuối năm 2012 và tăng 59,8% so với cuối năm 2011.

Tỷ lệ nợ xấu thời điểm tháng 4/2014 vẫn ở mức 1,2% (tỷ lệ này cuối năm 2013 là 1,17%, cuối năm 2012 là 1,53%, cuối năm 2011 là 4,56%).

Tuy vậy, cũng đã xuất hiện tình trạng một số QTDND hoạt động yếu kém, xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm pháp luật gây tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự xã hội tại địa phương.

Nguồn CafeF/Infonet


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới