GS Retail muốn mở 2.000 cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam
Nikei
Tập đoàn Sơn Kim - một nhà bán lẻ tư nhân của Việt Nam - và GS Retail - công ty bán lẻ của Hàn Quốc - đang lên kế hoạch ra mắt cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19.1. Cả 2 công ty đều rất muốn đầu tư vào một trong những thị trường bán lẻ phát triển nhất tại khu vực Đông Nam Á và dự kiến sẽ mở hơn 2.000 cửa hàng tại Việt Nam trong vòng một thập kỷ tới đây.
Sơn Kim Land, công ty bất động sản của Tập đoàn Sơn Kim, và GS Retail đã thành lập liên doanh GS25 Vietnam (do Sơn Kim sở hữu cổ phần đa số) để đưa mạng lưới cửa hàng tiện lợi GS25 của Hàn Quốc vào Việt Nam. GS25 Việt Nam sẽ mở bốn cửa hàng vào cuối tháng 1 tại khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, trước khi mở thêm 50 cửa hàng vào cuối năm nay. Sau đó, công ty có thể mở rộng ra Hà Nội vào năm 2020.
Tập đoàn Sơn Kim là một trong ba nhà bán lẻ đồ lót nam nữ hàng đầu ở Việt Nam. Theo ông Jun Ju Young, Giám đốc điều hành của GS25 Vietnam, ngoài việc kinh doanh bán lẻ, công ty cũng đầu tư vào bất động sản và truyền thông.
GS Retail, một trong hai nhà khai thác cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Hàn Quốc, cho biết trong một sự kiện ký kết liên doanh vào tháng 8 năm ngoái rằng công ty nắm 30% cổ phần trong liên doanh, mặc dù không tiết lộ mình góp bao nhiêu vốn.
Tập đoàn Sơn Kim đã mở nhiều cửa hàng bán đồ lót tại Việt Nam. Kể từ năm 2012, nhóm cũng hợp tác với GS Home Shopping để phát triển kênh mua sắm tại nhà. Một trong những cửa hiệu đồ lót của Sơn Kim ở Thành phố Hồ Chí Minh đã được chuyển đổi thành cửa hàng GS25 đầu tiên của địa phương.
Sự phát triển của mua sắm online tại Việt Nam là một trong những lý do khiến Sơn Kim chuyển đổi các cửa hàng của mình thành các cửa hàng tiện lợi và công ty muốn hiện đại hóa cách tiếp cận của mình trong lĩnh vực bán lẻ. Doanh số thương mại điện tử tại Việt Nam ước tính tăng 25% vào năm 2017, từ mức 5 tỷ USD vào năm 2016.
Theo Nikkei, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển cho các kênh bán lẻ hiện đại bao gồm các chuỗi cửa hàng tiện lợi, đặc biệt là ở các thành phố cấp hai và nông thôn.
Các nhà phân tích dự báo rằng phân khúc cửa hàng tiện lợi dự kiến sẽ chiếm 45% tổng doanh số bán lẻ vào năm 2020, từ mức 25% như hiện nay. Thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ của Việt Nam đạt mức 129,5 tỷ USD vào năm 2017, tăng 10,9% so với năm 2016. Điều này tạo ra sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các cửa hàng tiện lợi đang bùng nổ khắp Việt Nam trong những năm gần đây với sự mở rộng mạnh mẽ của các thương hiệu nước ngoài hiện chiếm 70% thị phần, bao gồm Circle K, B's Mart, Family Mart, Ministop và 7-Eleven.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ
-
Nguyên Hồ