Hủy
Kinh Doanh

Mía đường đối mặt với việc giữ vùng nguyên liệu

Thứ Bảy | 26/07/2014 14:59

Ngành đường đang phải đối mặt với việc duy trì và giữ ổn định vùng nguyên liệu mía trước nguy cơ người dân bỏ mía đầu tư ngành khác.
 

Tình hình sản xuất

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, tổng sản lượng đường sản xuất trong niên vụ 2013 - 2014 ước đạt 1,6 triệu tấn đường, cao hơn cùng kỳ 6,2%. Sản lượng đường tiêu thụ cả nước lũy kế từ đầu năm đến 5/2014 ước khoảng 900.000 tấn, cao hơn 16% cùng kỳ.

Theo Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, đến giữa tháng 6/2014, đường tồn kho tại các nhà máy ở mức 548.940 tấn, giảm so với 680.000 tấn tháng trước. Tuy nhiên, con số trên vẫn cao hơn 56.430 tấn so với cùng kỳ năm trước.

f

Tính đến ngày 15/6, nhà máy cuối cùng là KCP đã dừng sản xuất, kết thúc vụ ép mía 2013-2014. Như vậy, các nhà máy đã ép được 16,14 triệu tấn mía, giảm 162.900 tấn so với cùng kỳ năm trước, sản xuất được 1,58 triệu tấn đường, tăng 77.030 tấn so với cùng kỳ.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường của người dân Việt Nam chỉ ở mức 16kg/người/năm, thấp hơn so với nhu cầu của thế giới (20kg/người/năm). Chưa tính, mỗi năm có khoảng 500.000 tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, bằng 1/3 số lượng đường sản xuất của 38 nhà máy đường cộng lại.

Nhu cầu tiêu thụ đường trong nước năm 2014 dự báo khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2013, trong đó các doanh nghiệp đăng ký kế hoạch năm 2014 khoảng 890.000 tấn đường tinh luyện.

Giá đường trên thị trường nội địa Việt Nam được dự báo sẽ có cải thiện trong năm 2015 do nguồn cung niên vụ 2014 - 2015 dự báo giảm. Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nội địa đạt mức 297.000 ha, giảm khoảng 3%, sản lượng đường ước tính đạt khoảng 1,55 triệu tấn trong niên vụ mới 2014 - 2015.

Vùng nguyên liệu

Theo số liệu từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2013 – 2014, tổng diện tích trồng mía cả nước đạt khoảng 289,1 nghìn ha, tăng 2,2% so với niên vụ trước. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 62, 04 tấn/ha, giảm nhẹ so với mức 64,27 tấn/ha niên vụ 2012 - 2013.

Hiện tại, Việt Nam có 6 vùng nguyên liệu mía đường, trong đó, Bắc Trung Bộ là khu vực có diện tích vùng mía nguyên liệu lớn nhất cả nước, tương đương 62.212 ha, gắn liền với các nhà máy công suất lớn như Lam Sơn (10,5 nghìn tấn), Việt Đài (6.000 tấn mía/ ngày).

d

Giá mua nguyên liệu tại Việt Nam đang ở mức cao, dao động từ 850.000 – 1,1 triệu đồng/ha. Trong khi đó, tại Thái Lan chỉ vào khoảng 600.000 đồng/tấn, mía Hoàng Anh Gia Lai chỉ khoảng 300.000 đồng/tấn.

Vốn đầu tư trung bình vào 1 ha mía là 31 triệu đồng, năng suất khoảng 64 tấn/ha. Giá bán đường 10 CCS trung bình khoảng 980.000 đồng/tấn, trừ chi phí, thu nhập thực của người dân chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/ha. Do đó, những hiện tượng như chặt mía nuôi tôm còn diễn ra là là nguy cơ thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho nhà đầu tư.

Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp mía đường có xu hướng đầu tư sang Campuchia. Niên vụ 2013 – 2014, các doanh nghiệp mía đường Tây Ninh đã đầu tư sang Campuchia được 5.581 ha mía, thu hoạch được 230.000 tấn mía.

Niên vụ 2014 – 2015, doanh nghiệp mía đường tại Tây Ninh dự kiến tiếp tục đầu tư 7.421 ha mía, tăng hơn 2.000 ha so với niên vụ trước, trong đó Công ty mía đường Thành Thành Công Tây Ninh đầu tư sang tỉnh Svayrieng gần 4.000 ha, Công ty CP Đường Biên Hòa đầu tư gần 3.500 ha. Ngoài ra, bầu Đức cùng Công ty mía đường Hoàng Anh Gia Lai cũng trồng thí điểm gần 5.000 ha mía đường tại Campuchia.

Chữ đường trong mía

Cây mía thích hợp phát triển với các loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Độ pH dao động từ 5,5 -7,5. Tại Việt Nam, cây mía thích hợp ở vùng đất phèn chua của Đồng bằng Sông Cửu Long, đất đồi gò ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Hiện nay, khoảng 95% giống mía được trồng ở nước ta là giống mía nhập nội từ các quốc gia trên thế giới nên khả năng thích nghi không cao.

s

Ngoài ra, Chữ đường mía của Việt Nam chỉ ở mức bình quân 9,8 CCS, thấp hơn từ 1 - 2 CCS so với mía đường thế giới. Giá mua mía 10 CCS trung bình ở mức 900.000 đồng/tấn.. Đối với chữ đường thấp hơn, cứ thấp hơn 1 CCS, nông dân lại mất 70.000 đồng/tấn.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Phó Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, do điều kiện thời tiết trong vụ mía 2013 - 2014 nên chữ đường mía cả nước trong niên vụ đã tăng hơn 0,5 CCS. Trong đó, miền Bắc tăng hơn 0,5 CCS, miền Trung tăng gần 0,2 CCS, miền Nam tăng hơn 0,6 CCS.


Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới