Vốn điều lệ cần thiết để chuyển đổi S-Fone sang mô hình công ty TNHH lên đến 3.675 tỷ đồng.
"Sau chặng đường gần 9 năm hoạt động, thuê bao di động S-Fone ngày càng sụt giảm nghiêmtrọng, hiện nay, mạng di động S-Fone gần như tê liệt, không còn hoạt động" - đây là đánh giángậm ngùi của Ban Kiểm soát SPT trình đại hội cổ đông vào đầu tháng 6/2013.
Sau khi đối tác SK Telecom rút khỏi dự án S-Fone từ tháng 9/2009 thì một mình CTCP Dịch vụ Bưuchính Viễn thông Sài Gòn - SPT phải gánh vác đứa con ốm yếu này. S-Fone đã được chấp thuận chuyểnđổi sang mô hình công ty (trước đây chỉ là một hợp đồng hợp tác kinh doanh) và chuyển công nghệ từCDMA sang GSM. Nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là tiền đâu?
Không tìm được mạnh thường quân
Theo phương án được UBND Thành phố HCM thông qua, thì vốn điều lệ cần thiết để chuyển đổiS-Fone sang mô hình công ty TNHH lên đến 3.675 tỷ đồng. Chừng nào chưa huy động được vốn thì chừngđó S-Fone vẫn ngắc ngoải.
Nhằm huy động vốn, S-Fone đã tiếp xúc với một số nhà đầu tư có quan tâm nhưng không có kếtquả. Sự kiện nhà mạng Vimpelcom chấp nhận mất tới 90% vốn đầu tư để rút khỏi Beeline đã tác độngmạnh tới những nhà đầu tư mới có ý định nhảy vào thị trường này. Hiện nay, Viettel và VNPT đã nắmhầu hết thị phần nên cơ hội cho các nhà mạng nhỏ là rất ít, hơn nữa, SPT trở lại thị trường gần nhưlà bắt đầu từ số không.
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPTTelecom đã chia sẻ rằng: "Thị trường viễn thông di động hiện nay như một cái máy xay, anh nào nhảyvào là chết ngay". Sau khi từ bỏ thương vụ EVN Telecom, FPT đã không còn tính đến việc nhảy vào thịtrường này ở Việt Nam.
Ông Tâm cũng không còn dư giả
Cuối năm 2011, hai công ty liên quan đến ông Đặng Thành Tâm là Saigon Invest và Saigontel đãrót hơn 800 tỷ đồng vào SPT nhưng tình hình của SPT cũng như S-Fone sau đó không có nhiều tiếntriển. Phương án SPT tự đầu tư với việc huy động thêm vốn từ các cổ đông chiến lược cũng không thểthực hiện được do những khó khăn "nội tại" của cổ đông.
Tình hình kinh doanh của Saigontel - cổ đông lớn nhất nắm gần 30% cổ phần của SPT - cũng khôngsáng sủa gì hơn khi mà công ty này đã lỗ gần 400 tỷ trong 2 năm vừa qua và còn đang nợ rấtlớn.
Đáng chú ý là Saigontel còn vay lại tiền của SPT sau khi góp vốn và hiện còn nợ hơn 70 tỷ đồngdù đã quá thời hạn phải trả.
Nhiều công ty khác trong hệ thống Saigon Invest Group của ông Tâm cũng đang chật vật để hoạtđộng cũng như còn rất nhiều dự án khủng chưa triển khai; do đó khó có khả năng rót thêm tiền vàomột công ty khó khăn như SPT.
Ốc còn không mang nổi mình ốc
Chưa tính đến S-Fone thì tình hình kinh doanh của SPT (không bao gồm S-Fone) trong nhiều nămqua cũng gặp rất nhiều khó khăn khi doanh thu sụt giảm cùng nhiều năm lỗ lớn. Hai năm vừa qua SPTcó lãi chủ yếu do có thu nhập bất thường từ hoạt động tài chính.
Hiện SPT đang cung cấp nhiều loại dịch vụ như điện thoại cố định, kết nối internet, bưu chính…Trước sự cạnh tranh của các ông lớn, thị phần của SPT trong 3 lĩnh vực này chỉ chưa đến 2% và cómột số lĩnh vực sụt giảm thê thảm qua từng năm.
Kết quả kinh doanh của SPT qua các năm (không bao gồm số liệu củaS-Fone)
S-Fone từng là nhà mạng lớn thứ 3 ở Việt Nam và là mạng lớn nhất sử dụng công nghệ CDMA. Tuynhiên, do các nhà mạng lớn đều sử dụng công nghệ GSM nên công nghệ CDMA dần trở nên yếu thế và cácmạng nhỏ khác đều chuyển sang GSM. Mặt khác, S-Fone từ đầu không có danh phận cụ thể, không phải pháp nhân mà chỉ là một Hợp đồnghợp tác kinh doanh giữa SPT và SK Telecom nên hoạt động kinh doanh có rất nhiều hạn chế. Hoạt động kinh doanh của SPT gặp khó khăn từ lâu trong khi SK Telecom rút lui trước triển vọngkinh doanh không sáng sủa khiến cho S-Fone lâm vào tình cảnh hoạt động vật vờ và hiện gần như biếnmất. |