Hủy
Kinh Doanh

Thủy sản Việt Nam nỗ lực tránh "thẻ đỏ" từ Liên minh Châu Âu

Thanh Mai Chủ Nhật | 24/12/2017 20:45

Việt Nam đang rốt ráo khắc phục những khuyến cáo từ Liên minh Châu Âu (EU).
 

EU rút "thẻ vàng"

EU cho rằng Việt Nam đã buông lỏng kiểm soát với các hành động đánh bắt hải sản phi pháp và không báo cáo với quy mô lớn. Ngày 23.10 vừa qua, EU đã phạt “thẻ vàng” với hoạt động đánh bắt thủy sản của Việt Nam. Sau hình phạt trên, Việt Nam có 6 tháng để cải tổ ngành đánh bắt hải sản hoặc đối mặt với một lệnh cấm xuất khẩu cá vào thị trường EU.

Việt Nam là một trong những nước có ngành thủy sản lớn nhất thế giới, cùng với Mỹ, Trung Quốc và Na Uy, và dự kiến ​​kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng lên đến 8,3 tỷ USD vào năm 2017, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Từ ngày 13-19.5.2017, EU đã cử đoàn công tác tới Việt Nam kiểm tra hoạt động tuân thủ các quy định của EU về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).

Thuy san Viet Nam no luc tranh
 

EU kết luận rằng hoạt động quản lý khai thác thủy sản của Việt Nam chưa có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các quy định của EU về IUU và đã đưa ra 5 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải hoàn thành trước 30.9.2017. Trong đó, Việt Nam phải hoàn thiện thiện thể chế quản lý, quản lý đội tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi, hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tàu cá trên biển và tại cảng, thực xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản và ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Sau đó, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thực hiện những yêu cầu của EU. Tuy nhiên theo Tổng cục Thủy sản, do đặc thù nghề cá Việt Nam là nghề cá nhân dân, quy mô nhỏ, trình độ ngư dân thấp, trang thiết bị trên tàu lạc hậu nên Việt Nam chưa thể đáp ứng triệt để các khuyến nghị của EU. Tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn diễn ra... EU vẫn cho rằng, việc hoàn thiện thế chế là chưa đạt yêu cầu. Do vậy, từ ngày 23.10, EU chính thức tuyên bố rút thẻ vàng đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam.

EU cũng đã xử phạt hoặc cảnh báo các nước châu Á khác về hoạt động đánh bắt của họ. Thái Lan và Đài Loan hiện cũng đã phải nhận thẻ vàng, trong khi Campuchia phải nhận thẻ đỏ, tạm thời nước láng giềng phía Nam của Việt Nam bị cấm  xuất khẩu cá tươi từ đánh bắt sang EU. EU sẽ xem xét lại trường hợp của Việt Nam vào tháng 4 năm 2018.  Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP, nói với tờ Financial Times: "Chúng tôi đang cố gắng hết sức để không phải nhận thẻ đỏ. Chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện và làm theo các khuyến nghị của EU."

Khắc phục để giữ thị trường tiềm năng

Vào tháng 11, Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản 2017 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2019, trong đó nội hóa các nội dung liên quan đến chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định, trong đó có khuyến nghị của EU. Luật mới yêu cầu tăng cường thanh tra việc đánh bắt thủy sản, tăng mức hình phạt lên tới 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức vi phạm.

Các quan chức EU muốn Việt Nam kiểm soát các hoạt động của các tàu đánh bắt cá, mà theo EU nói là thường xuyên ra khơi mà không có thiết bị theo dõi và đánh cá ở những nơi xa xôi như vùng biển ngoài khơi phía Nam châu Á và New Caledonia.

Ngoài ra, theo Financial Times, Việt Nam cũng mua lượng lớn thủy sản từ các nước thứ ba, và EU muốn các nước phải minh bạch về xuất xứ của cá xuất khẩu. Nguồn tin từ EU nhận xét rằng: "Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự cam kết của mình. Họ đã nhận ra vấn đề tồn tại và đang đối thoại với EU; điều tiếp theo sẽ là đưa ra hành động cần thiết, và vẫn còn nhiều việc phải làm".

Theo Financial Times, Việt Nam đã thật sự cảm nhận mức độ nghiêm trọng từ một lệnh cấm nhập khẩu cá của EU, trong khi các nhà chế biến thủy sản cho rằng họ đang đối thoại và đào tạo ngư dân để chấm dứt việc đánh cá phi pháp.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc Công ty TNHH  Hải Nam, công ty xuất khẩu 40% sản lượng thủy sản sang EU, cho biết Chính phủ yêu cầu quan chức của tỉnh phải chịu trách nhiệm về đánh bắt trái phép trong khu vực của mình. Bà Sắc nói với Financial Times: "Nếu có bất kỳ tàu nào đánh bắt cá trái phép, các quan chức Việt Nam phải có trách nhiệm ngăn chặn việc này. Sau hai tháng, tôi nghĩ rằng các trường hợp đánh cá  bất hợp pháp cá đã giảm bớt."

Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết theo chỉ thị mới của Chính phủ, các tàu đánh cá sẽ phải kết nối với tín hiệu vệ tinh mỗi hai tiếng. EU nhập khẩu gần 1/5 sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Đến cuối tháng 11, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt giá trị 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước, theo VASEP.  Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh trong những năm qua, nhưng cũng phải đối mặt với hàng loạt rào cản từ các nước nhập khẩu chính. Từ nhiều năm qua, Mỹ đã áp dụng thuế chống phá giá đối với  xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới