EU và Đức đạt thỏa thuận cho phép ô tô động cơ đốt trong sau năm 2035
Tổ chức hoà bình xanh Greenpeace gọi thỏa thuận này là một trở ngại trong nỗ lực bảo vệ khí hậu. Ảnh: Reuters.
Theo nguồn tin từ các quan chức trong ngành công nghiệp ô tô, Liên minh châu Âu (EU) và Đức đã đạt được các thỏa thuận về việc sử dụng động cơ đốt trong trong tương lai. Thỏa thuận này đề cập đến việc cho phép ô tô sử dụng một số loại động cơ đốt trong sau khi mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035 được EU và Vương quốc Anh đề ra trước đó hoàn thành. Sau khi thông tin này được truyền ra, một số nhà môi trường học đã lên tiếng phản đối đề án này.
Các nhà môi trường nói rằng thỏa thuận này đi ngược lại với các nỗ lực loại bỏ sản phẩm ô tô thải ra khí CO2 vào năm 2035, tuy nhiên phía đại diện EU cho biết họ đang tích cực thảo luận và dần đi đến giải pháp cho vấn đề này.
Đức đồng ý thỏa thuận với điều kiện EU phải đảm bảo các sản phẩm ô tô có động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu điện tử có thể bán được. Ảnh: NY Times. |
Người phát ngôn của Chương trình Biến đổi Khí hậu châu Âu cho biết họ đang đi đến quyết định sử dụng nhiên liệu điện tử cho các sản phẩm ô tô sau năm 2035. Nhiên liệu điện tử là loại nhiên liệu thay thế được sản xuất bằng carbon dioxide (CO2) thu được. Về phía Đức, những người có tiếng nói trong ngành ô tô của nước này cho biết với giải pháp trên, EU cần đảm bảo rằng những chiếc ô tô động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu điện sẽ bán được sau khi sản xuất.
Như vậy, Liên minh châu Âu và Đức đã đạt được thỏa thuận về việc sử dụng nhiên liệu điện tử cho ô tô trong tương lai. Và theo kế hoạch, những chiếc xe này sẽ được đăng ký sản xuất và bán ra thị trường sau năm 2035, giai đoạn mục tiêu phát thải ròng bằng 0 kết thúc.
Thuỵ Điển, Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, cho biết các thành viên Nghị viện châu Âu sẽ tiến hành bỏ phiếu nhằm đưa ra quyết định chính thức về việc loại bỏ dần các sản phẩm ô tô động cơ đốt trong (không sử dụng nhiên liệu điện tử) vào năm 2035.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu, Bộ trưởng Năng lượng sẽ thảo luận để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Và theo kế hoạch, nếu dự luật được thông qua, nó sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thứ 3 tuần này.
Mặt khác, các nhà môi trường học cho biết thỏa thuận giữa Đức và Liên minh châu Âu là một bước lùi đối với việc bảo vệ khí hậu. Sự thỏa hiệp này sẽ làm suy yếu những nỗ lực trong công tác bảo vệ khí hậu của ngành giao thông vận tải và có nguy cơ gây hại đến môi trường của châu Âu.
Có thể bạn quan tâm:
Lượng khí thải toàn cầu vẫn tăng trưởng không bền vững
Nguồn Nikkei Asia
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Trọng Hoàng