Hủy
Phong Cách Sống

6 lời nói dối lớn nhất về tiền bạc mà những người trẻ tuổi cần ngừng nói với chính mình

Trang Lê Thứ Năm | 13/02/2020 15:52

Mọi người có rất nhiều lý do để không quản lý tiền của họ đúng cách. Ảnh: Getty Images.

Dưới đây là 6 chia sẻ của ông Ramit Sethi, tác giả cuốn sách bán chạy nhất của New York Times: “Tôi sẽ dạy bạn trở nên giàu có”.
 

Mọi người có rất nhiều lý do để không quản lý tiền của họ đúng cách. Một vài trong số đó có thể hợp lý, nhưng hầu hết chỉ là những lý do che giấu cho việc lười biếng và không thật sự bỏ thời gian nghiên cứu.

Dưới đây chia sẻ của ông Ramit Sethi, tác giả cuốn sách bán chạy nhất của New York Times: “Tôi sẽ dạy bạn trở nên giàu có”. Ông đã trở thành một bậc thầy tài chính cho hàng triệu độc giả ở độ tuổi 20, 30 và 40 của họ. 

1. Tôi cần tập trung vào việc tạo thu nhập thụ động

Với những người ở độ tuổi 20-30, đặc biệt là những người trẻ tuổi mới gia nhập lực lượng lao động, không cần phải tập trung vào thu nhập thụ động. Thay vào đó, họ nên nỗ lực nhiều hơn để cải thiện thu nhập chủ động của mình - bằng cách tập trung vào sự nghiệp của họ. Họ có thể làm điều này bằng cách mài giũa kỹ năng làm việc, giải quyết nhiều vấn đề hơn cho sếp và về cơ bản vượt xa đồng nghiệp của họ.

Rất nhiều người ghét nghe điều này bởi vì điều đó có nghĩa là thay vì mơ mộng về việc kiếm thu nhập thụ động 500 USD/ ngày, họ thực sự phải làm một số công việc.

Tôi cũng thấy những người làm việc chăm chỉ, nhưng quá ngại ngùng trong việc yêu cầu tăng lương vì nghĩ rằng “công ty không có tiền” hay vì “nền kinh tế đang xấu.”

Tại sao? Bởi vì sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta tin có những điều đang nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân (giống như việc “nền kinh tế xấu”), và thật khó thể được tăng lương. Và điều này sẽ giúp bản thân cảm thấy bớt áp lực về việc cần phải nỗ lực.

Giải pháp: Đặt kế hoạch và làm tốt hơn công việc của bạn để bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Nếu tăng lương là điều không thể, hãy tìm một công việc khác và thương lượng mức lương cao hơn .

2. Nếu tôi cố gắng nhiều hơn, tôi có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn

Tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta cần tiết kiệm tiền, giống như cách chúng ta biết cần tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh hơn và gọi điện cho gia đình thường xuyên. Nhưng có những rào cản nghiêm trọng để làm được tất cả những điều này.

Làm việc chăm chỉ hơn cũng chưa chắc giúp bạn thành công (thậm chí có những nghiên cứu sẽ cho bạn biết điều tương tự). Cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách mua mặt hàng rẻ hơn là không đủ. Cố gắng cắt giảm mua đồ cũng không giúp được gì.

Để xem kết quả, bạn cần thực sự ngồi lại và có một cuộc trò chuyện với chính mình về những gì cần phải làm, từng bước một.

Hãy xem tình hình tài chính của bạn và tự hỏi: Bạn đang cố gắng làm gì mà tốn rất nhiều công sức, nhưng lại kiếm ít tiền? Có điều gì đó không ổn không khi tình hình không cải thiện cho dù bạn cố gắng thế nào? Làm thế nào để mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho chính bản thân bạn?

3. Tôi sẽ bắt đầu lập một bảng kê chi tiêu

Hầu hết mọi người, tại một số thời điểm trong cuộc sống, sẽ có động lực và quyết định: “Tôi sẽ bắt đầu có một bảng kê chi tiêu".

Tạo ra một bảng kê chi tiêu để cắt giảm chi phí của bạn là loại lời khuyên vô giá trị mà các chuyên gia tài chính thường đưa ra cho các thanh niên. Một số người có thực hiện điều này, nhưng cuối cùng họ sẽ bỏ cuộc sau vài ngày, vì họ sẽ cảm thấy khó khăn khi phải quản lý cả những khoản chi tiêu quá nhỏ nhặt.

Ngoài ra, thường là điều này sẽ không có hiệu quả, vì nó là một bảng chi tiêu, theo dõi những khoản mà đã chi. Và vì vậy, vào cuối tháng, khi bạn nhìn lại bảng kê, bạn sẽ cảm thấy khủng khiếp và có tội sau khi nhận ra rằng mình đã chi quá tay.

Thay vì lập bảng kê chi tiêu, tôi khuyên bạn nên tạo một cái mà tôi gọi là kế hoạch chi tiêu có ý thức, một chiến lược buộc bạn phải nhìn về tương lai đồng thời cho phép bạn chi tiêu xa hoa vào những thứ bạn yêu thích - miễn là bạn cắt giảm chi phí "không thương tiếc" những điều bạn không yêu thích.

Giải pháp: Tạo Kế hoạch chi tiêu có ý thức bằng cách chia thu nhập của bạn thành bốn loại:

Chi phí cố định: Tiền thuê nhà, cửa hàng tạp hóa, khoản vay sinh viên, tiện ích...(50% đến 60% thu nhập của bạn)

Đầu tư dài hạn: 10% thu nhập của bạn

Mục tiêu tiết kiệm : Quà tặng ngày lễ, kỳ nghỉ, thanh toán tiền mua nhà, v.v (5% đến 10% thu nhập của bạn)

Chi tiêu ngoài: Ăn uống, xem phim, mua sắm, vv (20% đến 35% thu nhập của bạn)

Bằng cách phân bổ tiền của bạn theo cách này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn có đủ để trả hết mọi nghĩa vụ của mình trước tiên. Sau đó, bất kỳ khoản tiền dư ra nào sẽ được phân bổ vào tài khoản tiết kiệm và chi tiêu hàng ngày của bạn.

4. Bạn bè của tôi kiếm được ít tiền hơn tôi, nhưng họ vẫn có thể đi bốn kỳ nghỉ mỗi năm!

Có thể bạn của bạn là những người có nhiều kinh nghiệm về chi tiêu có ý thức hoặc bạn hoàn toàn không biết cách quản lý tiền của họ.

Hãy nghĩ lại thời điểm bạn còn là một đứa bé: Bạn đã nghe bố mẹ mình hỏi nhau bao nhiêu lần về việc tại sao không đi nghỉ giống như nhà hàng xóm, mà không biết họ đã chi tiêu thế nào. Nhiều khả năng không phải là họ đã chi tiêu một cách có ý thức, mà thực sự họ đã chi tiêu quá mức cho phép.

Vậy tại sao bạn lại nhìn vào những người bạn bình thường của mình, những người đưa ra quyết định bình thường về tiền bạc và kết thúc với kết quả bình thường (hay còn gọi là không có đủ tiền), làm hình mẫu?

Giải pháp : Tập trung lại vào khát vọng tài chính của bạn và cố gắng trở thành những người đưa ra quyết định tiền bạc có ý thức. Đừng làm theo ví dụ của những người thể hiện bằng cách chi tiêu nhiều hơn họ có.

 Đặt kế hoạch và làm tốt hơn công việc của bạn để bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: CNBC
Đặt kế hoạch và làm tốt hơn công việc của bạn để bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: CNBC

5. Tôi sẽ bắt đầu đầu tư

Hỏi bất kỳ người bạn nào của bạn, họ đã đầu tư vào cổ phiếu bao nhiêu và hầu hết trong số họ có thể sẽ nói rằng họ kiếm không được bao nhiêu tiền, hay là họ không có đủ chuyên môn để làm điều đó.

Theo một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, chỉ có 37% thanh niên Mỹ từ 35 tuổi trở xuống cho biết họ sở hữu cổ phiếu từ năm 2017 đến 2018, so với 61% người trên 35 tuổi sở hữu cổ phiếu.

Mở một tài khoản đầu tư cho phép bạn tiếp cận vào phương tiện kiếm tiền lớn nhất trong lịch sử thế giới - và bạn không cần phải giàu có để làm điều đó.

Vì vậy, nhiều người nói rằng họ sẽ bắt đầu đầu tư, và sau đó không thực hiện. Tại sao? Bởi vì họ không nghĩ rằng họ có khả năng hiểu những điều cơ bản và không muốn mạo hiểm để mất tiền kiếm được.

Nhưng đối với mỗi ngày bạn không đầu tư, bạn sẽ mất tiền do lạm phát và bạn sẽ không bao giờ nhận ra điều này cho đến khi bạn ở độ tuổi 70, lúc đó sẽ là quá muộn.

Giải pháp: Câu trả lời không phải là né tránh việc này, mà là chọn một nguồn thông tin để học hỏi và sau đó thực sự bắt đầu đầu tư.

6. Ham muốn làm giàu là điều xấu

Bị ám ảnh về tiền bạc thường bị coi là điều tồi tệ. Nhưng có nhiều tiền hơn sẽ giúp mở ra nhiều sự lựa chọn kinh ngạc cho bạn và mọi người xung quanh.

Đối với một số người, điều đó có nghĩa là họ có quyền tự do tài chính để chi tiêu xa hoa cho sở thích của họ. Đối với những người khác, điều đó có nghĩa là có thể chi trả thoải mái cho việc thuê dọn dẹp nhà cửa mỗi tuần.

Đối với tôi, một phần của cuộc sống giàu có nghĩa là có thể rời khỏi công việc kinh doanh của mình trong 6 tháng để đi hưởng tuần trăng mật.

Giải pháp: Hãy suy nghĩ về việc sống một cuộc sống giàu có có ý nghĩa gì với bạn và để điều đó truyền cảm hứng cho bạn hành động trong việc kiếm tiền của bạn.

Kỹ năng hạnh phúc

Nguồn CNBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới