Hủy
Đi cùng F0

Cổ phiếu ngành than đang hưởng lợi, bất chấp xu hướng năng lượng xanh

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 15/10/2021 08:46

Các kho dự trữ than ở Newcastle, New South Wales, Australia. Ảnh: Getty Images.

Nhà đầu tư vẫn lựa chọn cổ phiếu ngành than bất chấp thế giới đang nỗ lực thúc đẩy các loại năng lượng xanh.
 

Giá cổ phiếu của các công ty khai thác than tại châu Á đang tăng lên nhanh chóng trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu mua mặt hàng này nhằm giải bài toán khủng hoảng năng lượng hiện tại. Bên cạnh đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh cũng góp phần đẩy giá than đá lên cao. 

Tuy nhiên, sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư đối với mặt hàng than đá lại gia tăng đúng thời điểm nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực hướng tới các nguồn năng lượng xanh, khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc quyết định liệu họ có nên gia tăng công suất khai thác hay không?

Máy xúc chất đống than trong khu chứa tại nhà máy điện ở Suralaya: than đá chiếm 60% công suất phát điện của Indonesia. Ảnh: Reuters.
Máy xúc chất đống than trong khu chứa tại nhà máy điện ở Suralaya: than đá chiếm 60% công suất phát điện của Indonesia. Ảnh: Reuters.

Theo Nikkei Asia Review, giá cổ phiếu của công ty khai thác than lớn nhất Indonesia Bumi Resources tăng hơn 70% tính từ cuối tháng 8, trong khi giá cổ phiếu của các công ty đối thủ như Andro Energy và Indikia Energy cũng tăng lần lượt 50% và 74%. 

Indonesia là quốc gia xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới, chuyên sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện. Trong năm 2020, quốc gia này xuất khẩu tới 400 triệu tấn than, chiếm tỉ trọng 40% kim ngạch xuất khẩu than toàn cầu. 

Diễn biến giá cổ phiếu các công ty Yancoal Australia, Bumi Resources, Coal India so với hai chỉ số CSI 300 của Trung Quốc và MSCI World từ ngày 31/8 đến 12/10. Đơn vị: %. Ảnh: Quick – FactSet.
Diễn biến giá cổ phiếu các công ty Yancoal Australia, Bumi Resources, Coal India so với hai chỉ số CSI 300 của Trung Quốc và MSCI World từ ngày 31/8 đến 12/10. Đơn vị: %. Ảnh: Quick – FactSet.

Tình trạng trên cũng đang diễn ra tại Australia và Ấn Độ. Giá cổ phiếu của Yancoal Australia, một công ty con của Yanzhou Coal Mining, tăng hơn 80% từ cuối tháng 8. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Coal India, công ty khai thác than có sản lượng lớn nhất thế giới, tăng hơn 30%. 

Đà tăng giá cổ phiếu của các công ty khai thác than đi ngược lại với diễn biến của các chỉ số chứng khoán toàn cầu. Chỉ số MSCI World và MSCI All Country Asia Pacific đã giảm so với thời điểm cuối tháng 8. Các chỉ số tại các quốc gia riêng lẻ, bao gồm CSI 300 của Trung Quốc và Nikkei Stock Average của Nhật hầu như đứng yên. 

Các nhà đầu tư tỏ ra vô cùng lạc quan đối với lĩnh vực này khi mùa đông đang tới gần, thời điểm mà công suất sản xuất điện than có xu hướng tăng lên. 

Kể từ đầu năm nay, giá than tăng gấp 3 lần, với chỉ số giá than nhiệt châu Á vươn lên mốc cao kỷ lục trong tháng 10, đạt 269 USD/tấn. Đà tăng giá của mặt hàng than được tiếp sức bởi nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia tiêu thụ than nhiệt lớn của thế giới. Hai quốc gia trên đều tăng cường nhập khẩu than trong bối cảnh nguồn cung nội địa hạn chế. 

Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế các hoạt động khai khoáng sau khi một vài vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong năm nay. Bắc Kinh cũng tiến hành các chiến dịch cải cách nhằm đóng cửa các mỏ khai thác nhỏ lẻ, vốn ít quan tâm tới các biện pháp an toàn lao động. 

Tại Ấn Độ, mưa lớn trong suốt nhiều tháng cũng làm cho hoạt động khai thác và vận chuyển than gặp nhiều khó khăn, khiến lượng than dự trữ trong các nhà máy rơi xuống mức rất thấp. 

Ngoài những nước châu Á, nhiều quốc gia châu Âu tăng sử dụng than để sản xuất điện trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao. 

Các quốc gia xuất khẩu (trái) và nhập khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới năm 2020. Đơn vị: triệu tấn. Ảnh: IEA.
Các quốc gia xuất khẩu (trái) và nhập khẩu than nhiệt hàng đầu thế giới năm 2020. Đơn vị: triệu tấn. Ảnh: IEA.

Than là nguyên liệu tương đối rẻ. Dù có những bước tăng mạnh trong năm nay, giá than vẫn chỉ bằng khoảng 1/3 so với giá khí đốt hoá lỏng (LNG), theo chuyên gia LNG Hiroshi Hashimoto tại Viện Năng lượng Kinh tế Nhật Bản. 

Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng sạch thay vì nhiên liệu hóa thạch lại khiến nhiều công ty đắn đo trong việc mở rộng sản xuất. 

“Nhiều quốc gia đang khan hiếm than, nhưng số lượng các quốc gia xuất khẩu than thì có hạn”, theo chuyên gia phân tích Nobuyuki Kuniyoshi đến từ Jogmec - Tập đoàn kim loại, khí đốt và dầu mỏ quốc gia Nhật Bản.

Indonesia và Australia, hai quốc gia xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất do mưa lớn và tình trạng thiếu hụt lao động gây ra bởi đại dịch. 

Nga, quốc gia xuất khẩu than đứng ngay sau hai quốc gia kể trên, đang gia tăng xuất khẩu than tới Trung Quốc và châu Âu. Theo Bộ Năng lượng Liên bang Nga, kim ngạch xuất khẩu than của quốc gia này từ tháng 1 tới tháng 8 đạt ngưỡng 142 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2019. Nguồn than nhập khẩu từ Nga thực sự có ý nghĩa đối với Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa quốc gia này và Australia gia tăng. 

Tuy nhiên, Indonesia và Australia có lẽ sẽ không gia tăng đáng kể sản lượng, vì các công ty không muốn mạo hiểm đầu tư thêm vào khai thác than.

Với việc chưa có nguồn năng lượng thay thế đáng tin cậy nào, nhu cầu than đá có thể sẽ vẫn tăng tại châu Á. Điều này có thể sẽ khiến cho giá than tiếp tục leo thang trong trung và thậm chí là dài hạn.  

Giá than đã tăng lên gấp 3 lần so với đầu năm nay. Đơn vị: USD/tấn. Ảnh: Quick – FactSet.
Giá than đã tăng lên gấp 3 lần so với đầu năm nay. Đơn vị: USD/tấn. Ảnh: Quick – FactSet.

Giá than tăng cao và nhu cầu năng lượng đang đe dọa tới quá trình hoàn thành các mục tiêu môi trường. 

Chuyên gia phân tích Justian Rama tại Citigroup Securities Indonesia dự báo giá than sẽ duy trì ở ngưỡng trên 200 USD/tấn, ít nhất là trong phần còn lại của năm nay. “Xu hướng tăng giá than có thể khiến cho Trung Quốc nới lỏng một số biện pháp kiểm soát an toàn lao động nhằm có thể gia tăng nguồn cung. Họ sẽ cân nhắc lại lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia”. 

Tuy nhiên, những mục tiêu xanh lại có những tác động không đồng đều lên nguồn cung và cầu năng lượng, theo chuyên viên phân tích Shirley Zhang tới từ Wood Mackenzie. 

Chuyên gia phân tích Minh Hoang từ S&P Global Ratings chi nhánh Singapore, dự báo châu Á sẽ đi sau châu Âu và Mỹ trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch vì các quốc gia đang phát triển có sự phụ thuộc lớn vào than đá và nhiên liệu hóa thạch. 

Có thể bạn quan tâm:

Đoạn tuyệt điện than


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới