Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Các doanh nghiệp có tỉ lệ hoàn vốn cao sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu (lợi nhuận sau thuế) rất nhanh nếu có 1 tỉ số nợ cao. Ảnh minh họa: Learn.g2.
Đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản.
Đòn bẩy tài chính được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, tùy theo từng trường hợp. Mức độ sử dụng nợ hay cơ cấu nguồn vốn của công ty thường được thể hiện qua các chỉ tiêu.
1.Tỉ số nợ = Tổng nợ/Tổng vốn Chỉ tiêu này cho thấy nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn của công ty. 2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ/Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho thấy nợ bằng bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu 3. Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng vốn/Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho thấy tổng vốn công ty đang sử dụng cho quá trình kinh doanh bằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu. |
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Tỉ số nợ là chỉ tiêu dùng để đo lường sự đóng góp vốn của chủ sở hữu so với tổng số vốn mà công ty đang sử dụng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa với nhiều chủ thể.
- Chủ nợ nhìn vào tỉ số này để có thể thấy được tỉ lệ đóng góp vốn của chủ sở hữu để có thể an tâm cho các món nợ của mình. Nếu chủ sở hữu chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn của doanh nghiệp thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu.
- Về phía doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách sử dụng nợ, chủ sở hữu sẽ được lợi là vẫn nắm được quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn đóng góp ít hoặc không cần góp thêm vốn.
Nếu chủ sở hữu chỉ góp một phần nhỏ trên tổng số vốn của doanh nghiệp thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu sẽ do các chủ nợ gánh chịu. Ảnh minh họa: Pexels |
- Khi doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ gia tăng. Vì vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ có tác động làm tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay không còn tùy thuộc theo mối tương quan giữa lãi suất tiền vay và tỉ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp có tỉ lệ hoàn vốn (ROI) thấp sẽ ít bị lỗ nếu có tỉ số nợ thấp. Các doanh nghiệp có tỉ lệ hoàn vốn cao sẽ có cơ hội gia tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu (lợi nhuận sau thuế) rất nhanh nếu có 1 tỉ số nợ cao.
Tuy nhiên sự gia tăng lợi nhuận sau thuế là điều mong muốn của các chủ sở hữu nhưng ngược lại họ không thích rủi ro. Do vậy, thông thường các quyết định tài chính phải dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố lợi nhuận và rủi ro.
Thông thường các quyết định tài chính phải dựa trên sự cân bằng giữa hai yếu tố lợi nhuận và rủi ro. Ảnh minh họa: Pexels |
Về phía chủ nợ, các chủ nợ thường thích 1 tỉ số nợ vừa phải, tỉ số nợ càng thấp, món nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản và ngược lại.
Để duy trì sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, những ngành có rủi ro hoạt động cao thường chỉ cho phép các chủ sở hữu lựa chọn tỉ số nợ thấp và ngược lại, những ngành có rủi ro kinh doanh thấp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn.
Đòn bẩy tài chính có tác dụng khuếch đại tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi hiệu quả sử dụng tài sản cao. Nhưng ngược lại, nó cũng sẽ làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị sụt giảm nhiều hơn khi suất sinh lời trên tài sản giảm. Mặt khác cũng cần thấy rằng khi công ty huy động nợ cao thì rủi ro phá sản hoặc mất khả năng thanh toán càng lớn, vì vậy người cho vay sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn để bù vào rủi ro mà họ sẽ phải gánh chịu. Và khi đó tác dụng của đòn bẩy tài chính sẽ giảm đi, thậm chí không còn tác dụng hoặc tác dụng tiêu cực đến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường chứng khoán hiện tại phù hợp để “lướt sóng”?
Nguồn Theo Sách Phân tích Tài chính Doanh nghiệp - Đại học Ngân hàng TP. HCM.
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Thái Huệ