Mục tiêu tăng trưởng cả năm của Chính phủ là hoàn toàn khả thi
Ông Kang Moon Kyung, Tổng Giám đốc, Công ty Chứng khoán Mirae Asset. Ảnh: TL.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.
Chia sẻ tại Talkshow Phố Tài chính, ông Kang Moon Kyung, Tổng Giám đốc, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, có ba nguyên nhân chính thúc đẩy GDP quý II/2024 tăng trưởng mạnh, bao gồm: hoạt động sản xuất tăng tốc nhờ xuất khẩu hồi phục, ngành du lịch phục hồi đã hỗ trợ tăng trưởng bán lẻ và lĩnh vực bất động sản cũng ghi nhận sự cải thiện.
“Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42% với sự đóng góp lớn từ tiêu dùng, đầu tư và thặng dư thương mại. Do vậy, chúng tôi tin rằng mục tiêu tăng trưởng cả năm của Chính phủ là hoàn toàn khả thi”, ông Kang Moon Kyung chia sẻ.
Đại diện của Mirae Asset đánh giá tin nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi, trong đó có chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế.
“Theo chúng tôi, điểm quan trọng nhất là Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của FDI. Đáng chú ý, Việt Nam tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các dự án thuộc lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghệ cao. Khu vực FDI hiện đang là động lực chính thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu sẽ tiếp tục phục hồi trong thời gian tới. Chúng tôi cũng chú ý rằng giải ngân đầu tư công trong nửa đầu năm chưa đạt đến 30% kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao. Do đó, chúng tôi tin rằng Việt Nam đang có dư địa lớn để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,5% từ việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công”, ông Kang Moon Kyung nói.
Góc nhìn về thị trường chứng khoán Việt Nam, Tổng Giám đốc của Mirae Asset cho rằng VN-Index tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2024, động lực chính đến từ triển vọng lợi nhuận của nhóm ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng bùng nổ trong các tháng cuối năm 2023 và kéo theo kỳ vọng về tăng trưởng lợi nhuận quý I/2024, cùng với kỳ vọng FED sẽ sớm giảm lãi suất hồi đầu năm.
Tuy nhiên, các động lực này đã được phản ánh vào đà tăng mạnh mẽ trong các tháng đầu năm 2024 và bị giảm đi đáng kể khi bước sang quý II. Điều này đã khiến thị trường điều chỉnh mạnh khi bước sang tháng 4/2024. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng các tháng 4 và tháng 5 khá yếu, dẫn đến giá cổ phiếu của các ngành vốn chiếm tỉ trọng vốn hóa lớn là ngân hàng và bất động sản hạ nhiệt làm thị trường chung giảm trong quý II.
Liên quan đến đà bán ròng của khối ngoại, đại diện của Mirae Asset cho biết áp lực bán ròng của khối ngoại từ năm 2023 đến nay chủ yếu do ảnh hưởng của sự chênh lệch lãi suất lớn giữa Mỹ là 5,33% và Việt Nam là 4,5%. Và khi so sánh thêm về làn sóng đầu tư vào cổ phiếu công nghệ tại Mỹ hay diễn biến chung của các chỉ số chứng khoán tại Mỹ cũng cho thấy sức hấp dẫn hơn so với thị trường Việt Nam.
“Hiện tại, FED cũng đã công bố bản dự phòng kinh tế rằng sẽ có ít nhất một lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024 và bốn lần cắt giảm trong năm 2025. Do đó, áp lực mất giá lên tiền đồng vẫn là mối quan ngại chính của chúng tôi cho đến giữa năm 2025”, ông Kang Moon Kyung chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Lý do nhà đầu tư Việt Nam chưa quen với việc quản lý tài sản
Nguồn Theo Talkshow Phố Tài chính
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Ông Chen Chia Ken, Chứng khoán Phú Hưng
Năm 2025 sẽ là một năm bước ngoặt của thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ không gây tác động lớn đến kinh tế Việt ...
-
Ông Winston Lu, Tổng Giám đốc, PHFM
Cần xem xét lợi nhuận của thị trường chứng khoán theo góc nhìn dài hạn ...
-
Ông Trần Đức Anh, Chứng khoán KB Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Tăng trưởng GDP Việt Nam đang có sự chuyển dịch về cơ cấu bên ngoài và nội ...
-
Ông Cao Việt Hùng, CFA, ACBS