Hủy
Góc nhìn chuyên gia

Rủi ro margin của nhà đầu tư cá nhân ở mức thấp

Ông Bùi Văn Huy, Chứng khoán DSC miền Nam Thứ Hai | 24/10/2022 16:34

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc vùng, Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC miền Nam. Ảnh: TL

Nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ hiện tại mức đòn bẩy ở mức thấp và rủi ro margin với nhóm này ở mức thấp.
 

Rủi ro margin của nhà đầu tư cá nhân ở mức thấp 

Từ những quan sát và dữ liệu thống kê của mình, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc vùng, Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC miền Nam, cho rằng dư nợ margin của nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ đã giảm khoảng 15-20% trong quý III. Hiện tại nhà đầu tư nào bị Force Sell đã bị bán hết trong giai đoạn giữa tháng 10. Còn nhà đầu tư còn trụ lại, nếu còn sử dụng margin thì chắc chắn đã chịu khoản lỗ không hề nhỏ, tâm lý "chim sợ cành cong" thấy rõ, thêm vào đó giá trị tài sản ròng đã giảm đi đáng kể và ông Huy cho rằng nhóm nhà đầu tư này sẽ không sử dụng margin. “Nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ hiện tại mức đòn bẩy ở mức thấp và rủi ro margin với nhóm này ở mức thấp”, ông Huy nhìn nhận.

 

Vậy tại sao margin vẫn tăng? Ông Huy lý giải, kênh cho vay kỹ quỹ của các công ty chứng khoán hiện tại đóng vai trò phần nào cân nguồn cho việc siết chặt thị trường trái phiếu và hết room tín dụng. Cổ đông lớn, chủ doanh nghiệp đi vay margin các công ty chứng khoán, các deal này ngày càng nhiều. 

“Nếu theo 2 ý trên, margin vẫn tăng mặc dù mình quan sát thấy cá nhân nhỏ lẻ chắc chắn giảm dư nợ, thì đã có trên dưới ~20.000 tỉ đồng margin được tăng thêm do các deal cổ đông lớn/chủ doanh nghiệp trong quý III. Hiện mình quan sát nguồn của các công ty chứng khoán còn khá nhiều, do đó tạm thời kênh margin của các công ty chứng khoán vẫn đủ cân các deal này. Xu hướng này có thể tiếp diễn trong quý IV. Nhiều công ty chứng khoán thận trọng đã giảm danh mục cho vay với các mã nhạy cảm, tuy nhiên khẩu vị rủi ro của các công ty chứng khoán khác nhau và quan trọng lãi suất bao nhiêu, vẫn có những công ty chứng khoán chấp nhận cho vay deal rủi ro với giá cao”, ông Huy lý giải thêm. 

Từ dữ liệu thống kê của mình, ông Huy đã chỉ ra những cái tên có dư nợ tăng mạnh như TCBS, VNDS, MBS và Tân Việt thì ít nhiều cổ đông/công ty chứng khoán đều có ít nhiều liên quan đến trái phiếu. VPBS thì mới gia nhập ngành và đang tăng dư nợ khá nhanh. Trong khi HSC, VPS làm nhiều về khách hàng cá nhân nên dư nợ giảm cũng rất dễ hiểu (minh chứng dư nợ cá nhân nhỏ lẻ giảm). 

 

Tác động của kênh trái phiếu đến rủi ro hệ thống là ở mức trung bình thấp

Kênh margin của các công ty chứng khoán hiện đóng vai trò là đệm giảm sốc cho quá trình giảm đòn bẩy (delevering) chủ động/hay bắt buộc của doanh nghiệp. Có một câu hỏi ở đây, liệu quá trình này có khiến rủi ro chuyển từ thị trường trái phiếu sang kênh margin. Và có khi nào sẽ có làn sóng call margin ở cấp độ doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán? 

“Câu trả lời của mình hiện tại, có lẽ là chưa, chỉ cần nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ bình tĩnh lại, mọi chuyện sẽ ổn. Bởi lẽ như phân tích ở trên, margin của nhóm này thấp, giờ không ai ép bán cả, chỉ hoảng quá, sợ quá thì bán thôi. Nhóm này bớt sợ thì cũng ít người còn muốn bán ở vùng giá này”, ông Huy chia sẻ. 

Cũng theo quan điểm của mình, ông Huy cho rằng nếu không có rủi ro, sự đổ vỡ hệ thống gì, “mình không sợ lắm”. Ông Huy cũng đánh giá sự tác động của kênh trái phiếu đến rủi ro hệ thống là ở mức trung bình thấp. “Nhưng nếu có rủi ro hệ thống gì, mình cũng sợ đấy, lúc đó việc call margin ở cấp độ cổ đông lớn sẽ diễn ra. Lúc đó chắc thị trường sẽ giảm nhanh và sâu, hành nghề và quản trị rủi ro cũng khó nữa. Thời điểm này thú vị, nhiều cơ hội, người cho vay margin cũng cần phải cân nhắc rất nhiều”, ông Huy chia sẻ thêm.

(*) Bài viết được trích dẫn từ chia sẻ của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc vùng,
Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC miền Nam trên Facebook cá nhân của mình. 

Có thể bạn quan tâm 

Hiệu suất đầu tư của nữ giới thường cao hơn nam giới


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới