Ngân hàng với nỗi lo nợ xấu

Các ngân hàng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ có sức chống chọi tốt hơn so với phần còn lại của ngành. Ảnh: TL.
Số liệu từ Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research), tổng nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2) của các ngân hàng được niêm yết quý I/2022 tăng 15,6% so với đầu năm. Điều này có thể gây áp lực tăng nợ xấu trong tương lai. Một số ngân hàng có mức tăng mạnh so với đầu năm như: OCB và SHB tăng trên 90%. Ngược lại, một số ngân hàng đáng chú ý có nợ nhóm 2 giảm là: ACB (-15,3%), MSB (-31,6%), NAB (-74,2%)
![]() |
Về các khoản nợ tái cơ cấu, Agriseco Research cho biết họ lo ngại tình hình nợ xấu sẽ được bộc lộ rõ nét hơn nếu Thông tư 14 về việc cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng hết hạn vào cuối tháng 6. Các ngân hàng có tỉ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ có sức chống chọi tốt hơn so với phần còn lại của ngành và có thể gia tăng khả năng hoàn nhập.
Vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và cho vay lĩnh vực bất động sản đã được Chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn với mục tiêu giảm bớt rủi ro và lành mạnh hóa thị trường. Ngân hàng là một trong những tổ chức nắm giữ lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp (khoảng trên 50%). Việc nắm giữ lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp có thể khiến các ngân hàng bị ảnh hưởng nếu các doanh nghiệp bất động sản này gặp khó khăn. Hiện nay, một số các ngân hàng có tỉ trọng trái phiếu doanh nghiệp/ tổng dư nợ cao như TCB, TPB, MBB.
Thêm vào đó, Agriseco Research cho rằng, việc quản lý chặt chẽ cho vay bất động sản sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng do chỉ đạo thông suốt của Ngân hàng Nhà nước là tập trung vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đa số tài sản đảm bảo của các ngân hàng là bất động sản trong khi hiện nay thị trường bất động sản đang biến động mạnh sẽ có thể gây ảnh hưởng tới định giá tài sản đảm bảo và xử lý nợ xấu của các ngân hàng.
![]() |
Tuy nhiên vừa qua, Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng đến hết ngày 31/12/2023. “Chúng tôi cho rằng đây là một trong những thông tin tích cực, sẽ giúp tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát. Trước đó, nghị quyết này được ban hành năm 2017 cho tới nay đã xử lý được 52% nợ xấu và đem lại những hiệu quả tích cực cho ngành”, Agriseco Research nhận định.
Do vậy, Agriseco Research đánh giá rủi ro nợ xấu hiện hữu và cần theo dõi. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh việc trích lập dự phòng lên mức cao kỷ lục cùng các chính sách kiểm soát rủi ro nợ xấu của Chính phủ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngành ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Tài chính: Đã trình Chính phủ phương án giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng dầu
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Kim Dung
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung