Hủy
Tài Chính

Những tháng cuối năm đầu tư ngành nào?

Nhật Lệ Thứ Năm | 08/08/2024 10:00

Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt. Ảnh: TL.

 
 
Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là đối tượng mua ròng và là người chơi chính trên thị trường.

Trong nửa đầu năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến đà rút ròng mạnh của khối ngoại theo xu thế chung của các thị trường cận biên và mới nổi. Giá trị bán ròng lũy kế của nhà đầu tư nước ngoài trong 7 tháng đầu năm 2024 lên đến hơn 60.000 tỉ đồng.  

Lý giải đà bán ròng của khối ngoại, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng điều này bắt nguồn từ sự ngược pha về chính sách tiền tệ giữa FED và phần lớn các Ngân hàng Trung ương khác trong nửa đầu năm. Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng và có dấu hiệu giảm phát kết hợp với việc lĩnh vực bất động sản tiếp tục dò đáy khiến cho niềm tin khối ngoại về tăng trưởng của các thị trường phát triển tại châu Á bị ảnh hưởng. 

Nguồn: VDSC.  VDSC’s Conviction List: Danh mục phân tích của VDSC.
Nguồn: VDSC. VDSC’s Conviction List: Danh mục phân tích của VDSC.

Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn là đối tượng mua ròng và là người chơi chính trên thị trường, trong bối cảnh lợi nhuận duy trì xu hướng phục hồi từ cuối năm 2023 đến quý đầu năm 2024 và mặt bằng lãi suất huy động trong nền kinh tế tiếp tục giảm dưới nỗ lực hỗ trợ chính sách tiền tệ của nhà điều hành. Điều này tạo ra mức chênh lệch lợi tức đầu tư giữa thị trường chứng khoán (E/P) và các kênh đầu tư truyền thống trở nên hấp dẫn hơn so với quá khứ, qua đó thị trường đón nhận lượng nhà đầu tư mới khá đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2024, kèm dòng tiền lớn dẫn dắt đà tăng của thị trường. 

Sang quý II, thị trường chứng khoán có nhiều đợt biến động trong kênh 1.180 - 1.300 điểm do những cơn gió ngược như biến động nhân sự ở thượng tầng Trung Ương, áp lực của tỉ giá gia tăng, và nợ xấu ngành ngân hàng chưa cho thấy tín hiệu suy giảm. Tuy nhiên đà tăng vẫn được giữ vững dưới bệ đỡ của dòng tiền nội. Kết quả, VN-Index tăng 10,2% trong nửa đầu năm 2024 và thuộc nhóm thị trường có hiệu suất tốt nhất toàn cầu và vượt trội hơn so với những thị trường cùng hạng cận biên và mới nổi.  

Theo VDSC, thị trường chứng khoán trong những phiên đầu tháng 8 phản ứng tiêu cực theo xu hướng điều chỉnh của các thị trường chứng khoán toàn cầu. Tốc độ điều chỉnh của chỉ số mạnh hơn so với bức tranh kinh tế vĩ mô trong nửa đầu năm 2024. 

 

"Chúng tôi kỳ vọng với việc điều chỉnh nhanh và mạnh, chủ yếu theo đà diễn biến của chứng khoán toàn cầu thay vì phản ánh bức tranh kém khả quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì thị trường sẽ sớm cân bằng trở lại", VDSC nhận định.  

Đồng thời tổ chức này cho rằng các nhà đầu tư đã tích lũy cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng kinh doanh tốt và kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2024 nói riêng và cả năm 2024 nói chung tích cực có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.  

"Cho nửa cuối năm 2024, chúng tôi cho rằng môi trường chính sách tiền tệ ôn hòa và các nhóm doanh nghiệp vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận khả quan sẽ là động lực để thị trường sớm phục hồi. Do vậy, cổ phiếu lựa chọn cho nửa cuối năm của chúng tôi là cổ phiếu của những doanh nghiệp duy trì được xu hướng phục hồi/ tăng trưởng lợi nhuận ở các ngành hàng tiêu dùng, thép, ngân hàng, khu công nghiệp, thủy sản. Ngoài ra, nhóm ngành dệt may cũng là nhóm ngành mà nhà đầu tư có thể quan tâm trở lại nếu có sự chiết khấu mạnh về giá cổ phiếu trong các đợt điều chỉnh của thị trường khi mà xu hướng lợi nhuận của ngành này là khả quan", VDSC nhận định.  

Có thể bạn quan tâm 

Số lượng tài khoản chứng khoán mới tăng đột biến


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới