Thanh khoản sàn HOSE có thể tăng 20% trong phần còn lại của năm

Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt. Ảnh: VDSC.
Ngày 19/8/2022, Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD thay thế Quy chế hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
Hai Quy chế mới được ban hành để đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảm đảm), qua đó mang lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư và thị trường khi nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T+0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T+2 thay vì chờ đến ngày T+3 như trước đây.
![]() |
Sau một chuỗi giảm mạnh từ vùng đỉnh tháng 4/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào giai đoạn hồi phục mạnh mẽ với sự dẫn dắt của nhiều nhóm ngành. Từ vùng đáy tháng 7 đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 120 điểm, lên vùng 1.270 điểm như hiện tại.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.225 - 1.398 điểm. Đồng thời, giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HOSE có thể tăng 20% so với mức bình quân của quý II/2022 lên 17.000 - 19.000 tỉ đồng/phiên trong những tháng còn lại của năm. Dù vậy, với định hướng chính sách tiền tệ thắt chặt hiện tại, VDSC cho rằng quá trình hồi phục của thị trường sẽ diễn ra trong xu thế giằng co. Chiến lược giải ngân do vậy cũng được khuyến nghị thận trọng, không mua đuổi trong những nhịp tăng bất ngờ và luôn để dành sức mua cho những nhịp sụt giảm mạnh của thị trường. Đối với nhà đầu tư dài hạn và có tính phòng thủ cao, tỉ lệ cổ phiếu: tiền mặt có thể duy trì ở mức 70:30.
Những nhóm ngành dự báo có triển vọng kinh doanh khả quan trong nửa cuối năm bao gồm Khu công nghiệp, hàng không, công nghệ thông tin, ngân hàng, dược phẩm, săm lốp, thủy sản, thực phẩm và đồ uống.
![]() |
VDSC cho rằng nhà đầu tư không bi quan song chưa thể “chủ quan” với triển vọng phục hồi kinh tế, đặc biệt từ cuối năm 2022 – đầu 2023. Đặt trong bối cảnh lạm phát toàn cầu và căng thẳng địa chính trị còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, trong khi nền kinh tế Trung Quốc cũng chật vật tăng trưởng bởi chính sách “Zero-COVID”, triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới đang trở nên kém sắc. Với độ mở kinh tế cao, triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như chính sách tiền tệ trong thời gian tới vẫn sẽ chịu ảnh hưởng nhất định với những sự kiện trên. Đây có thể sẽ là những rào cản lớn với khả năng hồi phục của thị trường. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, trong khi tín dụng ngân hàng bị hạn chế, sự ách tắc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trầm trọng hơn đến sức khỏe tài chính của các ngành/ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Rủi ro vỡ nợ trái phiếu là hoàn toàn có thể xảy ra và gián tiếp tác động tiêu cực lên thị trường cổ phiếu.
Đối với tình hình lạm phát, VDSC cho rằng mặc dù đã quan ngại trước những sự kiện có thể tác động tiêu cực lên thị trường như lạm phát toàn cầu và căng thẳng địa chính trị, sức ảnh hưởng thực tế đã mạnh hơn rất nhiều so với đánh giá của họ, khiến VN-Index giảm 20% trong nửa đầu năm.
Trong kịch bản cơ sở, VDSC cho rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh và mức giảm 20% của chỉ số VN-Index đã phản ánh đầy đủ ảnh hưởng của những sự kiện tiêu cực nhất. Nhìn sang nửa cuối năm 2022, nền kinh tế Việt Nam nói chung, và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, dự báo vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ.
“Không thể kỳ vọng một chính sách tiền tệ mở rộng trong môi trường hiện tại, song sự hạ nhiệt của lạm phát toàn cầu và chỉ số USD Index sẽ giúp nhà điều hành có thêm không gian điều tiết thị trường trường tiền tệ, vừa giữ được lãi suất điều hành và ổn định tỷ giá trong biên độ mục tiêu, vừa cấp đủ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế”, VDSC nhận định.
Có thể bạn quan tâm:
Ngược dòng phố Wall, VN-Index tăng hơn 10 điểm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Giáo sư Justin Yifu Lin (Thanh Hằng ghi)
-
Quỳnh Anh