Hủy
Tài Chính

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang về vùng hấp dẫn

Song Luân Thứ Ba | 02/02/2021 16:22

Hình ảnh tại Công ty Chứng khoán SSI. Ảnh: TL.

Sau khi điều chỉnh thì định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam đang về vùng hấp dẫn.
 

Khi VN-Index đạt 1.200 điểm, chỉ số P/E của thị trường gần như chạm đến vùng thống kê trung bình 10 năm lịch sử cộng biên độ 2 độ lệch chuẩn. Đây là ngưỡng VN-Index đã tạo đỉnh hồi tháng 4.2018.

Sau khi điều chỉnh, hiện tại định giá P/E đã giảm mạnh về vùng trung bình 10 năm lịch sử cộng 1 độ lệch chuẩn. Đây là vùng, VN-Index đã tích lũy trong năm 2019 sau khi giảm từ đỉnh tháng 4.2018.

Sau khi điều chỉnh, hiện tại định giá P/E đã giảm mạnh về vùng trung bình 10 năm lịch sử cộng 1 độ lệch chuẩn. Nguồn: Mirae Asset.
Sau khi điều chỉnh, hiện tại định giá P/E đã giảm mạnh về vùng trung bình 10 năm lịch sử cộng 1 độ lệch chuẩn. Nguồn: Mirae Asset.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, chỉ số VN-Index có thể tích lũy tại vùng định giá này để thị trường cân bằng lại trước khi tiếp tục đà tăng.

Xu hướng nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã khiến cho nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới tăng giá trong năm 2020. Hiện tại, định giá theo P/E của nhiều thị trường đã vượt khỏi vùng định giá lịch sử.

 

Do đó, Mirae Asset cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá hợp lý hơn các thị trường khác nếu so sánh theo P/E lịch sử.

“Về định giá tương đối, thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều thị trường khác với mức ROE cao và P/E thấp tương đối”, Mirae Asset nhận định.

Tính đến thời điểm hiện tại, EPS thị trường năm 2020 giảm khoảng 2,6% so với năm 2019. Với mặt bằng EPS thấp, EPS thị trường được kỳ vọng tăng trưởng 20% trong năm 2021. Kỳ vọng tăng trưởng còn được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế vĩ mô lạc quan.

Mirae Asset cho rằng vùng định giá hợp lý của VN-Index có thể dao động trong vùng 14-18x.  Như vậy, theo ma trận định giá, Mirae Asset kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong vùng 990-1.300 điểm.

Theo lý thuyết, sự lưu thông của dòng vốn nhằm tìm nơi có suất sinh lời cao sẽ khiến lợi suất thị trường chứng khoán (EPS/VN-Index) và thị trường trái phiếu (lợi suất trái phiếu chỉnh phủ 10 năm) cân bằng trong dài hạn.

Trên thị trường nợ, lợi suất trái phiếu chỉnh phủ đã hình thành xu hướng giảm kể từ năm 2019, một phần phản ánh lạm phát được kiểm soát giảm về mức thấp. Khi đó thị trường chứng khoán sẽ trở thành kênh đầu tư với suất sinh lời hấp dẫn.

* Có thể bạn quan tâm 

►  PNJ đón sóng mới

 “Trận chiến” GameStop đã kết thúc chưa?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới