Tiền đổ vào cổ phiếu bất động sản và thoái vốn

Ảnh minh họa dòng tiền trên thị trường chứng khoán. Nguồn: TL.
Mở đầu tuần giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phiên giảm điểm trên diện rộng, khi áp lực bán ở nhóm cổ phiếu bluechips gia tăng mạnh mẽ. Kết phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,84 điểm xuống còn 1.385,4 điểm, trong khi đó chỉ số VN30 cũng giảm 11,74 điểm xuống 1.476,97 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 200 mã tăng/240 mã giảm, ở rổ VN30 có 13 mã tăng và 16 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng chịu áp lực chốt lời, lần lượt giảm 0,57% và 0,05%.
![]() |
Đáng chú ý, thanh khoản trên thị trường tăng mạnh, ghi nhận giá trị khớp lệnh hơn 25.300 tỉ đồng trên sàn HOSE. Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán MB (MBS), thị trường chịu áp lực từ nhóm cổ phiếu bluechips khi chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ của nhóm ngày. Việc các nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán, thép,….suy yếu sau khi thông tin kết quả kinh doanh quý III được công bố có thể khiến thị trường gặp khó và có khả năng để mất vùng đi ngang hơn 2 tuần vừa qua.
Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu có thông tin về thoái vốn như bảo hiểm, hay nhóm cổ phiếu bất động sản lại đang nhận được sự chú ý đặc biệt của dòng tiền. Nhiều cổ phiếu trong ngành bất động sản như VHM, KDH, BCG, IJC, HDC, DPG, HTN,… đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dự kiến được Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn đồng loạt tăng trần, tiêu biểu như BVH hay BMI, NTP.
Đối với ngành bất động sản, MBS cho rằng thị trường bất động sản trong nước được hỗ trợ tích cực bởi mặt bằng lãi suất ở mức thấp hỗ trợ hoạt động xây dựng, kinh doanh, và hấp thụ bất động sản/ Cùng với đó là sự đẩy mạnh đầu tư công, kích thích tăng trưởng bất động sản khu vực vùng ven, và triển vọng tích cực về FDI trong bối cảnh chuyển dịch đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam. Thị trường bất động sản căn hộ vẫn nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, MBS cho rằng nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng tốc độ mở bán đối với thị trường này sẽ chậm lại trong nửa cuối năm trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
![]() |
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn mặc dù vẫn sẽ ảm đạm đến hết năm 2021 nhưng kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh chóng khi dịch bệnh được kiểm soát, từng bước mở cửa du lịch quốc tế. Đối với thị trường bất động sản tại TP.HCM, những đô thị vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…trỗi dậy mạnh mẽ trước nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp và nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia và hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện (sân bay Long Thành, sân bay Phan Thiết..). Theo đó, MBS dành đánh giá tích cực cho các doanh nghiệp Vinhomes (VHM); VincomRetail (VRE) và Đô thị Kinh Bắc (KBC).
Đối với hoạt động cổ phần hóa, MBS đánh giá hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn và góp phần mở rộng quy mô và gia tăng thanh khoản thị trường. Lũy kế giai đoạn 2016 đến 7 tháng đầu năm 2021, đã có 183 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp gần 490.000 tỉ đồng.Tuy nhiên, mới chỉ có khoảng hơn 20% số đó (39 doanh nghiệp) đã thực hiện cổ phần hóa.
Tương tự, tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa đạt kế hoạch đề ra. Do đó, dư địa các doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Việt Nam còn rất lớn. Trong đó, một số doanh nghiệp lớn đang được tập trung hoàn thành IPO và thoái vốn trong thời gian tới gồm: Agribank, VNPT, MobiFone, Sabeco (SAB), Tập đoàn FPT (FPT), Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI). Ngoài ra, MBS cũng cho rằng cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước cùng với kỳ vọng vào thị trường mởi nổi là động lực tăng trưởng dài hạn của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Kim Dung
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung