Hủy
Thế giới

Ai sợ chiến tranh tiền tệ?

Thứ Ba | 12/02/2013 10:50

 
 
Bài học được rút ra từ cuộc chiến tranh tiền tệ nổ ra vào những năm 1930 vẫn còn nguyên giá trị.

Trong những tuần gần đây, toàn thế giới rộ lên những lo lắng về chiến tranh tiền tệ trên phạmtoàn cầu. Nỗi lo bùng lên sau những động thái nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ của Nhật Bản khiến đồng yênliên tục lao dốc. Khó có thể tránh được suy nghĩ cho rằng các chính sách bất thường đang được Mỹ,Anh và các nước sử dụng để can thiệp vào tỷ giá theo chính sách "biến hàng xóm thành ănmày".

Kịch bản chiến tranh tiền tệ nổ ra luôn được các nhà kinh tế học lưu tâm bởi đây chính lànguyên nhân chủ đạo dẫn đến cuộc đại suy thoái hồi những năm 1930, đặc biệt là trong thời kỳ 1931 -1933. Kinh tế thế giới đã phải mất tới một vài thập kỷ để chữa lành những vết thương mà chiến tranhtiền tệ gây ra cho nền thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, liệu kịch bản này có xảy ra hay không? Thực chất, các chính sách ngày nay khác xaso với các chính sách ở thời kỳ trước và do đó hậu quả chắc chắn cũng sẽ khác.

Trước hết, cần phải hiểu rõ "chiến tranh tiền tệ" (currency war) là gì. Trong cuốn sách mớiđây, James Rickard đã định nghĩa chiến tranh tiền tệ nổ ra khi các chính sách được thiết kế với mụcđích bóp méo giá trị của 1 đồng tiền (thông qua lạm phát trong nước hoặc giảm tỷ giá hốiđoái).

Nếu 1 nền kinh tế là biệt lập, điều này không gây ra hậu quả trong dài hạn bởi nếu lạm pháttăng lên thì cuối cùng tỷ giá phải giảm xuống. Tuy nhiên, trong chính sách "biến hàng xóm thành ănmày", một nước sẽ giảm tỷ giá danh nghĩa trong khi giữ nguyên tỷ lệ lạm phát.

Thời kỳ tồi tệ nhất của chiến tranh tiền tệ trong những năm 1930 được châm ngòi bởi sự kiệnđồng bảng Anh rời khỏi chế độ bản vị vàng vào năm 1931, kéo theo việc đồng tiền này giảm giá so vớitất cả các đồng tiền còn lại. Các nước còn lại không phản ứng bằng cách rút khỏi chế độ bản vị vàngmà áp dụng các biện pháp quản lý đối với thương mại tự do. Hàng loạt chính sách thuế quan, hạnngạch và kiểm soát tỷ giá hối đoái được đưa ra.

Kết quả là, thương mại tự do sụt giảm rõ rệt. Hoạt động sản xuất toàn cầu chaođảo.

Trở lại với thị trường tiền tệ ngày nay, Barry Eichengreen và Douglas Irwin đã nghiên cứu vềcác đợt phá giá tiền tệ cũng như các biện pháp bảo hộ thương mại của từng nước để có thể rút ra kếtluận về các cuộc chiến tranh tiền tệ thời hiện đại. Họ lập luận rằng các nước từ bỏ chế độ bản vịvàng khá sớm (ví dụ như khối sử dụng đồng bảng Anh) phụ thuộc ít hơn vào các biện pháp bảo hộthương mại trực tiếp. Trong khi đó, các nước theo đuổi chế độ bản vị vàng lâu nhất (ví dụ như Pháp- ở lại cho đến năm 1936) phụ thuộc nhiều hơn.

Điều này là rất quan trọng bởi phá giá tiền tệ đem lại những tác động hoàn toàn khác biệt sovới các biện pháp bảo hộ thương mại trực tiếp. Ví dụ, với trường hợp của Anh, rời bỏ chế độ bản vịvàng và phá giá đồng bảng cho phép nước này dễ dàng triển khai các chính sách tiền tệ nhằm giúpkinh tế phục hồi sau suy thoái.

Các nước còn lại (như Pháp) cũng không hoàn toàn là kẻ thua cuộc. Pháp đã áp mức thuế 15% chotất cả các loại hàng hóa nhập khẩu. Các nước khác cũng sử dụng những biện pháp kiểm soát thương mạitương tự. Cuối cùng thì, thương mại thế giới giảm tới hơn 60% trong vòng 6 năm. Hoạt động sản xuấtcông nghiệp trên toàn cầu cũng sụt giảm mạnh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như Pháp quyết định phản ứng với đồng bảng giảm giá bằng cách từ bỏ chếđộ bản vị vàng và giảm giá đồng franc? Các nhà sản xuất Pháp có thể được hưởng lợi nhưng dòng chảythương mại sẽ không sụt giảm mạnh như vậy. Thêm vào đó, Pháp có thể dễ dàng nới lỏng chính sáchtiền tệ và từ đó kích thích nhu cầu trong nước.

Các ví dụ trên cho thấy hậu quả mà các động thái giảm giá đồng nội tệ hoặc nới lỏng chính sáchtiền tệ có thể đem lại sẽ thấp hơn rất nhiều so với các biện pháp kiểm soát thương mại và tỷ giá.Và, bài học này đã được áp dụng kể từ năm 2008. Các nước từ Nhật Bản đến Thụy Sĩ thi nhau giảm giáđồng nội tệ trong khi các biện pháp kiểm soát thương mại rất ít được sử dụng.

Kết quả là, thương mại thế giới chỉ giảm nhẹ và nhanh chóng phục hồi. Nguyên nhân có thể là docác biện pháp hạn chế thương mại trực tiếp như chống phá giá hay các hàng rào thuế quan và kỹ thuậthiếm khi được áp dụng.

Có rất nhiều lý do khiến các nước không còn hào hứng với lựa chọn này. Sự tồn tại của các hiệpước thương mại quốc tế cùng các tổ chức như WTO và IMF đã có tác dụng lớn. Hơn nữa, các công tycũng phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Áp lực chính trị cũng giảm xuống rất nhiều.Đồng thời, bài học của thời kỳ những năm 1930 được giảng dạy trên toàn thế giới và được khắc cốtghi tâm.

Tuy nhiên, đừng vội chủ quan. Chiến tranh tiền tệ vẫn có thể phát triển thành chiến tranhthương mại trực tiếp. Kể cả khi điều đó không xảy ra, chiến tranh tiền tệ vẫn đem lại những hệ lụykhôn lường như lạm phát hay bong bóng tài sản ở các nền kinh tế mới nổi. Mặc dù vậy, chí ít thì có1 điều chắc chắn sẽ không xảy ra: kịch bản của những năm 1930 sẽ không lặp lại.

Nguồn FT/CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới