Hủy
Thế giới

Bài học nhớ đời của Fed và PBOC

Chủ Nhật | 21/07/2013 09:56

1 tháng sau ngày khủng hoảng tiền mặt tại Trung Quốc và phát ngôn mập mờ của Fed qua đi, PBOC và Fed đều đã rút ra 3 kinh nghiệm cho mình.
 

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) không tồn tại như hình với bóng. Nhưng cả hai đều vừa có những trải nghiệm tương tự nhau trong những tuần vừa qua và dĩ nhiên đều không mấy dễ chịu.

Hôm 196, chủ tịch Fed Ben Bernanke cảnh báo rằng Fed có thể bắt đầu giảm dần chương trình mua trái phiếu khi kinh tế tiếp tục phục hồi, đặc biệt nếu tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 7%. Ngay lập tức, giá cổ phiếu chững lại, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt. Các thị trường tiền tệ mới nổi suy yếu do lo ngại dòng vốn từ Mỹ sẽ đảo chiều.

Phát ngôn không rõ ràng của Ben Bernanke đã gây nhầm lẫn giữa "giảm dần" nới lỏng định lượng với ngừng kích thích kinh tế.

Trong bối cảnh những phản ứng ngày càng cực đoan và đáng báo động, các quan chức của Fed buộc phải trình diện để làm rõ vấn đề này. Họ giải thích rằng, chính sách “nới lỏng định lượng” (QE) của Fed có thể “giảm dần” hoàn toàn khác với việc nó sẽ bị ngừng lại. Chương trình mua trái phiếu sẽ bị hạn chế khi nào và ra sao còn phụ thuộc vào dữ liệu sắp tới. Đặc biệt, khi không có gì đảm bảo rằng tỷ lệ thất nghiệp 7% sẽ đạt được vào cuối năm nay.

Cũng thật trùng hợp, vào ngày 19/6, PBOC quyết định không bổ sung thanh khoản cho thị trường tín dụng đang gặp khó khăn. Lãi suất liên ngân hàng áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn đã bắt đầu tăng 2 tuần trước đó do có tin đồn 2 ngân hàng lớn đã vỡ nợ. Lãi suất liên ngân hàng tăng từ 5% lên gần 7%. Các nhà đầu tư kì vọng rằng POBC sẽ vào cuộc như mọi khi, ngăn chặn lãi suất tiếp tục tăng và thúc đẩy nền kinh tế đang suy giảm tăng trưởng.

Dù là trừng phạt hay sự chậm chạp của PBOC đều đã khiến cho cuộc khủng hoảng thanh khoản trở nên trầm trọng hơn.

Thay vào đó, PBOC đứng yên, nhìn khủng hoảng thanh khoản ngày càng trầm trọng hơn. Các quan chức lo ngại rằng, ngân hàng đã cho các công ty bất động sản và doanh nghiệp nhà nước lớn được vay mượn quá tự do. Mặt khác, PBOC cho rằng, bằng công cụ quản lý tài sản, hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc đã vay mượn vượt mức trên thị trường qua đêm để tài trợ cho các khoản đầu tư mạo hiểm.

Sau sự việc trên, thị trường đã phản ứng rất mạnh mẽ. Chỉ số chứng khoán chủ chốt - Shanghai Composite chao đảo. Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên 25%, thổi bùng lên mối lo ngại sâu sắc về sự ổn định của hệ thống tài chính.

Đây không phải là những gì mà các quan chức Trung Quốc mong đợi. Như những đồng nghiệpở Fed, họ trấn an nhà đầu tư rằng, sẽ “hướng lãi suất thị trường vào phạm vi hợp lý”, và đảm bảo tuyên bố của mình bằng những khoản tín dụng được bơm thêm.

Không một kinh nghiệm nào từ ngày 19/6 giúp 2 ngân hàng trung ương của 2 nền kinh tế dẫn đầu thế giới có thể củng cố uy tín của mình. Nhưng “ngân hàng của các ngân hàng” nên học hỏi từ chính những sai lầm của mình. Vậy bài học này là gì?

ngày 19/6 nhắc nhở các ngân hàng trung ương cần duy trì công việc theo đúng tiến độ.

Fed đã nhiều lần tìm cách giải thích các chính sách của mình một cách rõ ràng hơn. Song nếu chỉ vài từ xoa dịu đã có thể gây ra một phản ứng mạnh mẽ như vậy, thì rõ ràng các nhà đầu tư vẫn chưa chắc chắn, nếu không nói là hoàn toàn nhầm lẫn về ý định thực sự của Fed.

PBOC còn tệ hơn khi vẫn chưa chuẩn bị gì cho chiến lược chống đầu cơ mới trên thị trường. Các nhà chức trách Trung Quốc đang tìm cách đưa nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế hàng đầu. Nhưng ngày 19/6 của Trung Quốc là một lời nhắc nhở cho PBOC nói riêng và các cơ quan hoạch định chính sách Trung Quốc nói chung, họ còn cả một chặng đường dài trước để việc trang bị sự tự tin cần thiết cho cả nhân dân tệ và cho chính bản thân mình.

các ngân hàng trung ương cần đủ khôn ngoan để tránh những phản ứng thái quá trước tin tức mới từ thị trường. Báo cáo của Fed gợi ý cho một kết thúc của chính sách nới lỏng định lượng đã được xây dựng từ những dấu hiệu phục hồi gần đây của nền kinh tế Mỹ. Nhưng hiện tại, thị trường lại phản ứng theo hướng bất lợi, vài nhà đầu tư bắt đầu lo lắng rằng nền kinh tế đang tồi tệ hơn. Phải chăng Fed nên chờ đợi những số liệu một cách kiên nhẫn hơn trước khi tiến hành điều chỉnh chính sách hay đưa ra những phát biểu gây sốc của mình.

Tương tự, PBOC cũng đã phản ứng thái quá trước các số liệu cho thấy nguy cơ về bùng nổ tín dụng ngân hàng. PBOC nên khôn ngoan chờ đợi các số liệu, để có thể phân biệt xu hướng thực với những trục trặc kế toán.

chính sách tiền tệ là một công cụ đã cùn để có thể giải quyết các vấn đề của thị trường tài sản. Trong trường hợp không có lạm phát, chính cảnh báo về bongbóng tài sản mới gây áp lực khiến Fed giảm chương trình mua tài sản.

Tương tựnhư vậy, lo lắng về giá bất động sản có thể khiến PBOC thay đổi chính sách đột ngột.

Bong bóng nên là một mối quan tâm, nhưng ngày 19/6 tại Mỹ và Trung Quốc đều đã nhắc nhở rằng, giải quyết chúng trước hết là trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Ngân hàng trung ương không thể phớt lờ đi và cũng cần cảnh giác với những phản ứng quá sớm, bởi họ còn có nhiều nhiệm vụ lớn hơn cần phải hoàn thành.

Nguồn Dân Việt


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới