Hủy
Thế giới

Dàn xếp thuế - Không phạm luật nhưng vẫn bị điều tra

Thứ Ba | 07/10/2014 19:06

Dù không bị cấm theo luật nhưng dàn xếp thuế khiến cho các quốc gia EU chịu tổn hại và thực chất là chiêu "né" thuế của công ty đa quốc gia.
 

Dàn xếp thuế (tax ruling) làviệc các bên ngồi lại với nhau và cho phép một công ty đưa ra yêu cầu về cách đánh thuế tại một quốc gia trước khi tham gia đầu tư và giành được một số quyền lợi hợp pháp ở quốc gia đó.

Trên thực tế, việc dàn xếp thuế như trên không bị cấm trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên Brussels tin rằng thực tiễn này xuất phát từ mục đích muốn thu hút đầu tư thông qua các ưu đãi gián tiếp từ Chính phủ. Và điều này có thể gây tổn hại đến các quốc gia thành viên khác của EU. Một số công ty đa quốc gia đang sử dụng những ưu đãi này để tận dụng tối đa lợi thế về thuế bằng cách phân bổ chi phí và lợi nhuận bị đánh thuế giữa nhiều chi nhánh khác nhau tại nhiều quốc gia.

Luxembourg và Amazon chuẩn bị đối mặt cuộc điều tra mở rộng

Theo nguồn tin riêng Financial Times, Ủy ban châu Âu (EC) đang chuẩn bị bắt đầu cuộc điều tra mở rộng về các thỏa thuận thuế giữa Luxembourg và Amazon - nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ của Mỹ, bị nghi ngờ đã sử dụng biện pháp trợ giúp bất hợp pháp để giúp Amazon "né" thuế. Brussels đã tỏ ra đặc biệt quan tâm đến một thỏa thuận được hai bên ký kết từ năm 2003.

Nếu được chính thức xác nhận, cuộc điều tra trên sẽ được tiến hành chỉ một vài tuần trước khi cựu Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker lên nhậm chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu.

Cuộc mở rộng điều tra của EC diễn ra tiếp sau những cuộc điều tra ban đầu nhằm cụ thể vào thực tiễn dàn xếp thuế (tax ruling) - việc các bên sẽ ngồi lại với nhau và cho phép một công ty đưa ra yêu cầu về cách đánh thuế tại một quốc gia trước khi đầu tư và giành được một số quyền lợi hợp pháp ở quốc gia đó.

Trên thực tế, việc dàn xếp thuế như trên không bị cấm trong khuôn khổ Liên minh châu Âu (EU), tuy nhiên Brussels tin rằng thực tiễn này xuất phát từ mục đích muốn thu hút đầu tư thông qua các ưu đãi gián tiếp từ Chính phủ. Và điều này có thể gây tổn hại đến các quốc gia thành viên khác của EU. Một số công ty đa quốc gia đang sử dụng những ưu đãi này để tận dụng tối đa lợi thế về thuế bằng cách phân bổ chi phí và lợi nhuận bị đánh thuế giữa nhiều chi nhánh khác nhau tại nhiều quốc gia.

Apple, Fiat và Starbucks liên lụy

Vào tháng 6 vừa qua, EC cũng đã mở những cuộc điều tra nhằm vào Tập đoàn Apple của Mỹ đang hoạt động Ireland, Tập đoàn xe hơi Fiat của Italia tại Luxembourg và chuỗi cà phê Starbucks của Mỹ tại Hà Lan.

Trong trường hợp của Apple, theo kết quả điều tra sơ bộ được công bố hồi cuối tháng 9 vừa qua, EC nghi ngờ Dublin đã cung cấp những ưu đãi về thuế bất hợp pháp cho Tập đoàn của Mỹ.

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới