Hủy
Thế giới

Dầu tăng giá thường kéo theo các đợt suy thoái, liệu lần này sẽ khác?

Quyên Phạm Thứ Sáu | 04/03/2022 09:16

Nền kinh tế thế giới ít phụ thuộc vào dầu mỏ hơn so với thời điểm bùng nổ đầu tiên sau chiến tranh vào năm 1973-1974. Ảnh: Reuters

Tổng thống Joe Biden hiện rất “cởi mở” với ý tưởng bổ sung dầu và khí đốt vào danh sách trừng phạt để gia tăng cuộc chiến kinh tế chống lại Nga.
 

Giá dầu tăng cao làm các nhà giao dịch thấy rằng thảm họa đang dần được gieo rắc, dù là chính phủ trực tiếp hành động hay các công ty phương Tây tự xuống tay trừng phạt, nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga sẽ cạn kiệt.

Điều đó không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Nga, mà còn làm tăng thêm áp lực về giá tiêu dùng tại phương Tây. Ngay cả trước khi giá dầu thô tăng trong tuần này lên hơn 110 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2014, các nhà phân tích đã cắt giảm dự báo tăng trưởng và nâng cao ước tính lạm phát. Năng lượng nằm trong danh sách mục tiêu trừng phạt, đồng nghĩa việc dầu và khí đốt sẽ cạn kiệt hơn trong thời gian dài, tăng nguy cơ từ trì trệ chuyển sang suy thoái.

Nền kinh tế thế giới ít phụ thuộc vào dầu mỏ hơn so với thời điểm bùng nổ đầu tiên sau chiến tranh vào năm 1973-1974. Hồi đó, chưa tới một thùng dầu là đã có thể tạo ra sản lượng 1.000 USD. Đến năm 2019, cường độ dầu toàn cầu là 0,43 thùng/1.000 USD sản lượng.

Việc kiểm soát giá cả và tiền lương ở Mỹ, cú sốc dầu năm 1973 và 1974, cuộc khủng hoảng thép toàn cầu và thị trường chứng khoán suy thoái đã khiến thế giới rơi vào suy thoái.
Vào những năm 1970,việc kiểm soát giá cả và tiền lương ở Mỹ, cú sốc dầu năm 1973 và 1974, cuộc khủng hoảng thép toàn cầu và thị trường chứng khoán sụt giảm đã khiến thế giới rơi vào suy thoái. Ảnh: Bettmann/Getty.

Mặc dù vậy, điều gì xảy ra với giá dầu vẫn là vấn đề cấp thiết và Nga (nước xuất khẩu lớn thứ hai sau Ả Rập Xê-út) là nước đóng vai trò quan trọng trên thị trường toàn cầu. Cho đến nay, hầu hết các nhà kinh tế đều nghĩ rằng việc Nga tấn công Ukraine sẽ chỉ làm giảm sự phục hồi kinh tế đạt được trong năm nay.

Nhưng như giáo sư Andrew Oswald của Đại học Warwick đã lưu ý, hầu hết mọi cuộc suy thoái sau chiến tranh đều bắt đầu bằng việc dầu tăng giá. Giá dầu thô tăng mạnh vào năm 1973, năm 1979, năm 1990 và năm 2007. Tất cả đều kéo theo suy thoái, mặc dù đôi khi nhiên liệu đắt hơn không phải là yếu tố duy nhất.

Sẽ có ba yếu tố quyết định tác động đến các nền kinh tế phương Tây trong những tháng tới. Đầu tiên là liệu năng lượng có tiếp tục lưu chuyển hay không, một điều rõ như ban ngày là dường như Không. Ông Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa chính tại ngân hàng SEB, ước tính rằng 70% trong số 4,3 triệu thùng dầu thô mà Nga thường xuất khẩu hàng ngày đã bị đóng băng.

Ông Neil Wilson, nhà phân tích thị trường trưởng tại Markets.com, cho biết lần tăng giá dầu mới nhất phản ánh việc ngành năng lượng của Nga bị trừng phạt là điều không thể tránh khỏi. Ông nói thêm, giá dầu tăng là một cơn gió mạnh đối với Điện Kremlin. Đây là một trong những lý do tại sao chính phủ phương Tây có thể chọn nước đi này - Tư tưởng vừa phải trừng phạt Nga, vừa phải mua dầu để vận hành “cỗ máy” chiến tranh sẽ không tồn tại được lâu. 

Yếu tố thứ hai liên quan đến quy mô và thời gian của việc giá dầu tăng. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng giá dầu thô sẽ tăng thêm một chút - có thể lên 125 USD/thùng - và sau đó bắt đầu giảm trong nửa cuối năm. Ông Paul Dales, nhà kinh tế trưởng của Vương quốc Anh tại Capital Economics, cho biết nếu dầu và khí đốt giữ giá giao sau như hiện tại, lạm phát của Anh sẽ đạt đỉnh chỉ dưới 8% vào tháng 4 và vẫn ở mức trên 5% vào cuối năm.

Dầu của Nga chiếm khoảng 8% nguồn cung toàn cầu.
Dầu của Nga chiếm khoảng 8% nguồn cung toàn cầu. Ảnh: Reuters

Theo một kịch bản thay thế, giá dầu tăng lên 130 USD/thùng và duy trì trên 100 USD cho đến đầu năm 2023, trong khi giá khí đốt giao dịch ở châu Âu tăng lên 160 euro/MWh và kết thúc năm ở khoảng 100 euro/MWh. Trong trường hợp đó, lạm phát sẽ đạt đỉnh trên 8% và vẫn ở mức 6% vào cuối năm. Một số lo ngại giá dầu có thể chạm mức 150 USD/thùng, làm gia tăng sức ép đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng, với năng lượng đắt hơn và nhu cầu thấp hơn ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Cuối cùng, có một câu hỏi là các ngân hàng trung ương sẽ trả lời như thế nào. Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, cho biết các sự kiện ở Ukraine sẽ không làm lệch kế hoạch bắt đầu tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ. Ngân hàng Trung ương Anh, vốn đã tăng chi phí đi vay hai lần trong những tháng gần đây, cũng có khả năng sẽ thắt chặt chính sách hơn. Điều vẫn chưa rõ ràng là lãi suất sẽ tăng bao xa và nhanh như thế nào. 

Có thể bạn quan tâm: 

Công ty Nord Stream 2 nộp đơn xin phá sản sau cuộc tấn công của Nga

Nguồn The Guardian


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới