Hủy
Thế giới

Heineken khó thâu tóm Tiger

Thứ Tư | 25/07/2012 16:54

Nhiều nhà phân tích nhận định Heineken có thể sẽ khó thâu tóm được Tiger Beer nếu các cổ đông của hãng bia này đồng loạt bỏ phiếu phản đối.
 

Cuối tuần này, công ty Asia Pacific Breweries (APB) - chủ sở hữu của hãng sản xuất bia Tiger - đã bị cuốn vào cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa nhà sản xuất bia lớn thứ 3 thế giới, Heineken, và công ty Thai Beverage (ThaiBev) dưới quyền kiểm soát của một nhà tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Hôm 20/7, Heineken tuyên bố chi 6 tỷ USD mua lại 41,9% cổ phần trong APB nhằm ngăn chặn sự mở rộng của ThaiBev, khi công ty đồ uống Thái Lan này mua lại 22% cổ phần của Fraser & Neave (F&N) - công ty đang nắm trong tay 40% cổ phần của APB.

Một công ty khác thuộc quyền sở hữu của con rể tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi cũng nhanh tay mua lại 8,6% cổ phần của APB. Ngay lập tức, Heineken đã đáp trả bằng việc đề nghị mua đứt F&N với giá 4,1 tỷ USD.

s

Tham vọng của ThaiBev là mở rộng hoạt động kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á tiềm năng, do đó, với vị trí và tầm quan trọng của APB và F&N, không khó hiểu vì sao công ty đồ uống Thái Lan lại quyết tâm thâu tóm bằng được hãng bia Tiger. Do đó, Heineken sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn nếu muốn kiểm soát APB.

Trong trường hợp xấu nhất, Heineken có thể vấp phải sự phản đối của các cổ đông bao gồm Kirin Holdings, hiện đang nắm giữ 15% cổ phần trong F&N. Bên cạnh đó, nếu bán lại APB cùng hãng sản xuất bia Tiger, công việc kinh doanh của F&N sẽ bị thu hẹp tại thị trường Đông Nam Á khi công ty chỉ còn mảng kinh doanh nước giải khát và sản xuất sữa.  Hiện tại, APB đang sở hữu khoảng 24 nhà máy bia tại 14 quốc gia, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia.

s

Ngoài ra, Tiger hiện đóng góp khoảng 38% trong tổng doanh thu của F&N, do đó, sẽ rất khó để F&N chịu bán lại Tiger.

Nếu F&N chấp nhận đề nghị của Heineken, công ty Singapore này sẽ thu về khoảng 5,2 tỷ USD tiền mặt. Tuy nhiên, theo nhận định của Ngân hàng Deutsche Bank, F&N sẽ trở thành công ty phát triển bất động sản thuần túy với lượng khách hàng hạn chế nếu để mất APB.

Deutsche Bank cũng cho rằng Heineken có đủ tiền để mua lại cổ phần trong F&N, song sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội của các cổ đông. Do đó, kịch bản có khả năng sẽ là Heineken buộc phải từ bỏ ý định mua lại APB và tìm cách chung sống hòa bình với các cổ đông F&N.

Ngoài ra, không chỉ có ThaiBev mong muốn thâu tóm APB. Hôm 23/7, tờ Dow Jones Newswires cho biết công ty đồ uống Nhật Bản Kirin bắt đầu có các cuộc đàm phán ban đầu với các chủ ngân hàng về việc mua lại cổ phần của APB. Hiện cả hai đối thủ của Heineken đều không muốn gã khổng lồ này có được APB bởi thị phần của Tiger Beer tại châu Á là khá lớn.

Nguồn WSJ/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới