Hủy
Thế giới

Khả năng kinh tế toàn cầu suy thoái là 98%

Hân Nguyễn Thứ Sáu | 30/09/2022 08:41

Các nhà đầu tư cũng đang bi quan hơn, khi chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống.

Khi các Ngân hàng Trung ương tăng cường nỗ lực để kiểm soát lạm phát, các nhà kinh tế và nhà đầu tư ngày càng "ảm đạm" hơn.
 

Các tín hiệu cảnh báo đang được phát liên hồi trong nền kinh tế toàn cầu khi lạm phát cao, lãi suất tăng mạnh và cuộc chiến ở Ukraine gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Theo mô hình xác suất do Công ty nghiên cứu kinh tế Ned Davis Research thực hiện, suy thoái toàn cầu có 98,1% khả năng sẽ xảy ra.

Mô hình này chỉ đạt mức cao tương tự trong những đợt suy giảm nghiêm trọng khác của kinh tế thế giới, gần đây nhất là vào năm 2020, khi đại dịch COVID bùng phát - và trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

 

“Điều này cho thấy nguy cơ suy thoái toàn cầu đang gia tăng, có khả năng xảy ra vào khoảng năm 2023.” Các nhà kinh tế tại Ned Davis Research đã viết trong một báo cáo tuần trước.

Khi các Ngân hàng Trung ương tăng cường nỗ lực để kiểm soát lạm phát, các nhà kinh tế và nhà đầu tư ngày càng ảm đạm hơn.

7 trong số 10 nhà kinh tế được Diễn đàn Kinh tế Thế giới khảo sát cho rằng nền kinh tế toàn cầu có khả năng rơi vào suy thoái. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cho rằng tiền lương sau khi trừ đi lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong thời gian còn lại của năm nay và năm tới.

Do giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, có những lo ngại rằng lạm phát trong chi phí sinh hoạt có thể dẫn đến tình trạng bất ổn. 79% chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của WEF dự báo giá cả leo thang sẽ gây bất ổn xã hội ở các quốc gia thu nhập thấp; 20% cho rằng bất ổn tương tự sẽ xảy ra ở các quốc gia thu nhập cao.

Các nhà đầu tư cũng đang bi quan hơn, khi chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái thị trường đi vào giai đoạn u ám.

“Chúng tôi dự đoán sẽ có một cuộc hạ cánh cứng xảy ra trước cuối năm 2023” nhà đầu tư Stanley Druckenmiller chia sẻ với CNBC. 

 

Ngay cả các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang cũng thừa nhận rằng nguy cơ suy thoái đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rõ ràng vẫn có những điểm sáng, đặc biệt là ở Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thị trường việc làm của Mỹ vẫn mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất kể từ năm 1969. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng vẫn cao và lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh.

Cũng có người hy vọng rằng lạm phát tồi tệ nhất của Mỹ trong 40 năm sẽ hạ nhiệt trong những tháng tới khi cung bắt kịp cầu.

Các nhà nghiên cứu của Ned Davis cho biết mặc dù rủi ro suy thoái đang gia tăng, nhưng mô hình xác suất suy thoái của Mỹ vẫn “ở mức đáy”. Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo: “Chúng tôi không có bằng chứng thuyết phục rằng Mỹ hiện đang suy thoái kinh tế".

Có thể bạn quan tâm:

Châu Á cần chuẩn bị gì cho việc thiếu hụt dầu khí đang "chớm nở"?

Nguồn CNN


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới