Suy thoái kinh tế ở Thái Lan ngày càng sâu sắc với mức giảm GDP kỷ lục
Sự bùng phát COVID-19 đã tàn phá ngành du lịch, xuất khẩu và hoạt động trong nước của Thái Lan. Nguồn ảnh: AFP.
Suy thoái sâu sắc
Theo Bloomberg, nền kinh tế Thái Lan suy thoái nhiều nhất trong hơn 2 thập kỷ, làm ảnh hưởng sâu hơn khi các động lực chính của quốc gia về thương mại và du lịch vẫn gặp khó khăn bởi đại dịch toàn cầu COVID-19.
Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan cho biết hôm 17.8, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 12,2% so với năm ngoái. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998. Con số này không tệ như ước tính trung bình ban đầu là giảm 13% trong một cuộc khảo sát với các nhà kinh tế của Bloomberg.
GDP Thái Lan lao xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 2 thập kỷ. Nguồn ảnh: Hội đồng Phát triển Kinh tế Quốc gia Thái Lan. |
Triển vọng kinh tế Thái Lan đang trong tình trạng tồi tệ nhất ở châu Á trong năm nay. Nguyên nhân là do nước này phụ thuộc vào xuất khẩu và du lịch, cả 2 đều phải hứng chịu những đòn giáng nặng nề trong bối cảnh bùng phát COVID-19. Nỗi đau còn được cộng thêm bởi sự mạnh lên của đồng baht Thái, tăng hơn 6% trong quý II. Theo Bloomberg, bath Thái được xem đồng tiền hoạt động tốt thứ 2 ở châu Á.
Tổng Thư ký của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan Thosaporn Sirisumphand cho biết: “Chúng tôi lo ngại về nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề việc làm và nợ xấu. Chi tiêu của chính phủ vẫn là động lực kinh tế chính trong năm nay, vì tất cả các động lực khác vẫn còn yếu”.
Giả định rằng đợt bùng phát virus diễn ra trong quý IV và không có làn sóng tái nhiễm thứ 2, thì mức giảm GDP của Thái Lan là 8,1%. Nhà kinh tế Howie Lee tại Ngân hàng Oversea Chinese Banking Corp cho biết: “Điều tồi tệ nhất có thể đã qua, nhưng vẫn chưa có lý do gì để chúc mừng. Chúng tôi kỳ vọng tốc độ phục hồi kinh tế sẽ từ từ, nền kinh tế Thái Lan vẫn đối mặt với nhiều thách thức”.
Bộ trưởng Năng lượng kiêm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế Thái Lan - ông Supattanapong Punmeechaow cho biết, chính phủ Thái Lan sẽ thành lập một trung tâm tập trung vào phục hồi kinh tế, bao gồm đại diện từ các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân.
Đồng baht giảm 0,2% xuống 31,182 mỗi USD. Chỉ số chứng khoán chuẩn giảm 0,4%, đảo ngược mức tăng trước đó.
Kích thích tài chính
Thực tế là nền kinh tế Thái Lan đã đóng cửa một phần trong quý II và biên giới vẫn bị đóng cửa đối với hầu hết người nước ngoài. Kể từ tháng 5, chính phủ Thái Lan đã dần nới lỏng các hạn chế đối với việc di chuyển trong nước và hầu như tất cả các doanh nghiệp hiện có thể mở cửa.
Kèm theo đó là các cuộc biểu tình chống chính phủ làm gia tăng sự bất ổn ở Thái Lan.
Theo kết quả cuộc họp từ Bộ trưởng Năng lượng GDP Thái Lan giảm 9,7%, tốt hơn so với ước tính trung bình về mức giảm 11,2% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg. Xuất khẩu dự kiến sẽ giảm 10% trong năm nay. Tỉ lệ thất nghiệp trong quý II là 1,95%, mức cao nhất kể từ năm 2009 và gấp đôi tỉ lệ bình thường. Có khoảng 1,8 triệu công nhân có nguy cơ mất việc làm. Hơn 300 tỉ baht Thái (9,6 tỉ USD) tiền mặt của chính phủ Thái Lan được chi ra để duy trì hoạt động tiêu dùng. Trong những tháng tới, chính phủ Thái Lan sẽ triển khai nhiều viện trợ hơn cho doanh nghiệp, người lao động và hoạt động xuất khẩu.
Theo các nhà kinh tế của Bloomberg, sự suy thoái của nền kinh tế Thái Lan trong quý II không tệ như lo ngại và không sâu như hầu hết các nước ASEAN-5. Mặc dù vậy, sự phục hồi dường như còn lâu mới diễn ra, với những chính sách kích thích kinh tế do chính phủ Thái Lan đưa ra, có lẽ chỉ mang lại những tác động ngắn hạn tức thời. Về lâu dài, Thái Lan khó có thể trở lại mức bình thường trước năm 2022, bởi lẽ du lịch chiếm gần 20% nền kinh tế.
Có thể bạn quan tâm:
►Tiếp sau Thái Lan, Trung Quốc sẽ già trước khi giàu
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Hằng Nguyễn