Hủy
Thế giới

Tiếp sau Thái Lan, Trung Quốc sẽ già trước khi giàu

Hà Linh Thứ Ba | 05/11/2019 09:25

Ảnh: Getty Images

Năm 2020, độ tuổi trung bình của người dân Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Tuy nhiên, thu nhập trung bình của Trung Quốc chỉ bằng 1/4 Mỹ.
 

9h sáng, trung tâm chăm sóc người nghỉ hưu ở Trung Quốc trở nên nhộn nhịp với người hát, người chơi cờ. Một điểm thu hút lớn hơn là thói quen tập thể dục buổi sáng, nhiều người trong số đó khập khiễng tập. Đây là những dấu hiệu cho thấy sự già đi của dân số Trung Quốc, một xu hướng đã bắt đầu hạn chế tiềm năng kinh tế của quốc gia này.

Kể từ khi trung tâm chăm sóc mở ra cách đây nửa năm tại Changning, Thượng Hải, hơn 12.000 người cao tuổi đã tham dự. Thành phố đã khai trương các trung tâm này vào năm 2014, kết hợp các phòng khám y tế, cơ sở vật chất và nhà dưỡng lão. Trung Quốc đặt mục tiêu sẽ có 400 trung tâm vào năm 2022.

Tỷ lệ sinh giảm mạnh

Áp lực đối với Trung Quốc đang gia tăng. Năm 2020, độ tuổi trung bình của người dân Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc nghèo hơn nhiều so với Mỹ khi thu nhập bình quân của nước này chỉ bằng ¼ so với Mỹ. Điều này khiến mối lo ngại về việc Trung Quốc sẽ già trước khi giàu ngày càng nhanh chóng trở thành hiện thực.

Theo các dự đoán, trong 25 năm tới, tỷ lệ người Trung Quốc trên 65 tuổi sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 12% đến 25%. Ngược lại, thời gian để Mỹ chứng kiến một sự thay đổi như thế là gần một thế kỷ trong khi châu Âu là 60 năm. Tốc độ già hóa dân số của Trung Quốc tương tự như Nhật Bản và chậm hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, dân số của hai quốc gia này bắt đầu già hóa nhanh hơn khi họ giàu gấp 3 lần.

Một người Trung Quốc sinh năm 1960 có thể sống 44 năm, ngắn hơn một người Ghana sinh cùng năm. Tuổi thọ trung bình cho trẻ sơ sinh Trung Quốc sinh ra hôm nay là 76 tuổi, chỉ thấp hơn Mỹ. Đó là hệ quả của việc Trung Quốc kiểm soát gia tăng dân số. Vào năm 1973, khi chính phủ bắt đầu hạn chế sinh nở, phụ nữ Trung Quốc sinh trung bình 4,6 con. Tuy nhiên, hiện nay con số này giảm xuống còn 1,6. Một số học giả cho rằng con số này vẫn quá cao.

v
Năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Ảnh: The economist

Tỷ lệ sinh chắc chắn sẽ giảm khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn. Song chính sách một con khiến điều này trở nên khó khăn hơn.  Mặc dù, Trung Quốc đã đã chuyển sang chính sách hai con vào năm 2016 và có thể sớm loại bỏ giới hạn hoàn toàn, nhưng dường như việc nới lỏng này là quá muộn.

Dân số trong độ tuổi lao động, bắt đầu giảm dần vào năm 2012, và sẽ tiếp tục giảm trong nhiều thập kỷ tới. Đến giữa thế kỷ, dân số trong độ tuổi lao động sẽ chỉ còn bằng 1/5 so với nay. ân số trongnó sẽ nhỏ hơn gần một phần năm so với bây giờ. Trung Quốc sẽ đi từ chín người lớn trong độ tuổi lao động trên một người đã nghỉ hưu năm 2000 xuống chỉ còn hai vào năm 2050.

Dân số già tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Việc già hóa dân số sẽ dẫn đến hai tác động kinh tế chính. Thứ nhất, người già cần phải được chăm sóc. Trong khi đó, tiền lương hưu đã vượt mức đóng góp của người lao động vào năm 2014.

Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, quỹ hưu trí quốc gia có thể hết tiền vào năm 2035. Bộ Tài chính đang từng bước cải thiện hệ thống. Vào tháng 9/2019, 10% cổ phần của Bộ này trong 4 công ty tài chính nhà nước khổng lồ sẽ chuyển gào quỹ hưu trí. Nhưng tầm nhìn xa hơn là cần thiết. Chi tiêu của chính phủ cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 1/10 GDP, chỉ bằng một nửa mức thông thường ở các nước dân số già, giàu có hơn.

Tác động thứ hai là tăng trưởng. Một số nhà kinh tế học người Trung Quốc, đặc biệt là ông Justin Lin, giáo sư của Đại học Bắc Kinh, cho rằng, già hóa sẽ không tác động đến kinh tế đất nước nhờ vào sự phát triển của công nghệ.

Tuy nhiên, ông Cai Fang thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết, một nhóm lao động bị thu hẹp đang đẩy tiền lương tăng cao, và khi các công ty chi nhiều hơn cho công nghệ để thay thế người lao động, nhưng lợi nhuận sẽ giảm. Ông Cai tính toán, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc hiện đã giảm xuống còn 6,2% khi thiếu lao động tay nghề cao.

Về mặt lý thuyết, Trung Quốc có thể giảm thiểu tác động từ sự già hóa dân số của mình bằng cách, kéo dài độ tuổi lao động, tăng cường nguồn lao động và tăng năng suất. Nhưng điều này không dễ thực hiện. Tuổi nghỉ hưu của người Trung Quốc rất thấp, (60 đối với nam và 50 đối với nữ).

Một thông tin tốt là Trung Quốc đang suy nghĩ sáng tạo về cách chăm sóc hàng ngũ những người đã nghỉ hưu. Theo truyền thống, trẻ em được kỳ vọng sẽ chăm sóc cha mẹ già. Nhưng hầu hết các gia đình hiện chỉ có một đứa con, và đang làm việc.

Vào năm 2007, Lu Zhong, một doanh nhân, đã thành lập Jujiale, một ngôi nhà nghỉ hưu ảo và gửi người giúp việc đến theo yêu cầu của các hộ gia đình.  Hiện Jujiale có 1.800 nhân viên phục vụ 130.000 người đã nghỉ hưu. Ông Lu nói rằng công ty cần tăng khoảng 15% mỗi năm để theo kịp nhu cầu.

►Thái Lan: Quốc gia đang phát triển đầu tiên rơi vào tình trạng chưa giàu đã già

IMF: Nhiều nước châu Á sẽ "già trước khi giàu"

World Bank: Đông Á sẽ "già trước khi giàu"

Nguồn Economist


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới