Hủy
Thế giới

Tại sao Fed không nên triển khai QE3?

Thứ Ba | 11/09/2012 19:20

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bao nhiêu tiền tùy ý nhưng lại không thể kiểm soát được dòng tiền đó sẽ chảy đi đâu.
 

Đà phục hồi kinh tế của Mỹ trì trệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tung ra gói kích thích lần 3 (QE3).

Hai gói kích thích hay còn gọi là nới lỏng định lượng đầu tiên của Fed đã gây bong bóng giá hàng hóa, khiến tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Trong 16 tháng đầu kể từ khi tung ra gói nới lỏng định lượng lần 1 đến tháng 3/2010, chỉ số giá hàng hóa CRB tăng 36%, trong đó giá lương thực tăng 20%, giá dầu tăng 59%.

Với gói thứ 2, trong 8 tháng kể từ khi triển khai đến tháng 6/2011, CRB tăng 10% trong đó giá lương thực tăng 15%, dầu tăng 30%.

Biểu đồ chỉ số giá hàng hóa CBR giai đoạn từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012.
Chỉ số giá hàng hóa CRB giai đoạn từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012. CRB tăng mạnh từ cuối tháng 6/2012. Nguồn: Bloomberg.

Trước kia, nới lỏng tiền tệ chỉ khiến giá cổ phiếu tăng, trong khi dường như không ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Tuy nhiên, kể từ khi Fed bắt đầu triển khai chính sách nới lỏng tiền tệ vào cuối năm 2007, hàng trăm tỷ USD đã đổ vào các tài sản tàu chính mới như quỹ tín thác. Điều này cho phép nhà đầu tư giao dịch hàng hóa theo cách giao dịch chứng khoán.

Do đó, hiện nay, mối liên hệ giá cả giữa hàng hóa và chứng khoán khá mật thiết và khiến giới hoạch định chính sách phải đau đầu bởi giá hàng hóa tăng sẽ làm tiêu tan mọi nỗ lực nới lỏng tín dụng.

Khi giá dầu lên 120 USD/thùng, chi tiêu cho năng lượng sẽ chiếm 6% thu nhập toàn cầu do đó chi tiêu cho các hàng hóa khác phải giảm xuống. Khi giá dầu vượt ngưỡng 120 USD/thùng vào giữa những năm 2008, 2010 và 2011, kinh tế toàn cầu lập tức mất đà tăng trưởng.

Trong khi đó, tại Mỹ, ước tính, mỗi thùng dầu cứ tăng 10 USD thì GDP của nước này giảm 0,3% đồng thời lạm phát tăng 0,3%.

Mục tiêu của Fed là ngăn tình trạng giảm phát của nền kinh tế và duy trì lạm phát ở 2% nhưng để đạt được thì mục tiêu đó thậm chí chấp nhận lạm phát giá hàng hóa tăng mạnh, thì cái giá mà Mỹ phải trả quá đắt.

Mặt khác, QE3 sẽ làm tăng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ. Với QE3, 10% người Mỹ sẽ giàu lên nhờ giá cổ phiếu tăng bởi những người này nắm giữ đến 75% cổ phiếu trên thị trường. Ngược lại, giá hàng hóa tăng lại ảnh hưởng đến đại đa số tầng lớp nghèo ở Mỹ.

Khi Fed bắt đầu phát tín hiệu triển khai QE3 cách đây vài tuần, giá dầu và lương thực bắt đầu tăng trở lại, chỉ có giá các hàng hóa như thép, quặng sắt giảm.

Sau Fed, Trung Quốc cũng tung gói kích thích quy mô lớn sau cuộc khủng hoảng năm 2008 và lập tức tạo bong bóng nhà đất. Hiện tại, Trung Quốc có thể sắp tung ra gói kích thích mới làm dấy lên lo ngại lạm phát sẽ tăng vọt.

Trong khi đó tại Mỹ, QE3 có thể sẽ gây thiệt hại nhiều hơn so với 2 gói đầu bởi giá dầu và giá lương thực hiện nay đã lên sát mức nguy hiểm và có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào một cuộc khủng hoảng mới.

Nếu Fed không tung ra QE3, giá dầu và lương thực có thể giảm, điều này cũng tương đương với việc giảm thuế đáng kể cho giới trung lưu và đó mới là kích thích thực sự đối với kinh tế thế giới.

Nguồn FT/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới