Hủy
Thế giới

Time: 10 sự kiện quan trọng nhất thế giới năm 2013

Thứ Ba | 24/12/2013 22:46

Nhìn lại 2013, Tạp chí Time đưa ra 10 sự kiện biến động nhất trong năm
 

10. Siêubão Haiyan

Cơn bãochết chóc nhất từng đánh vào Philippines trong 22 năm qua, tính từ Siêu bãoTehlma 1991. Haiyan đánh thẳng vào quần đảo này với sức gió có lúc tới270km/giờ, lớn hơn cả siêu bão Katrina từng đánh vào Hoa Kỳ. Mực nước biểntăng lên tới 6 mét. Dù đã có chuẩn bị bao gồm cả việc di tản gần 800.000 người,hơn 5.000 người đã chết khi bão tàn phá miền trung Philippines. Nhiều phần củathành phố bờ biển Tacloban đã bị san phẳng. Gần 2 triệu người mất nhà cửa.

Tiền và hàngcứu trợ của cộng đồng quốc tế đổ vào nước này vừa để thể hiện ý tốt vừa làm ngoạigiao. Trung Quốc vốn bất hòa với Philipines đã lỡ chân vì đầu tiên chỉ đề nghịviện trợ có 100.000 USD, bằng 1/17 mức New Zealand gửi tới. Thế giới chỉ tríchTrung Quốc một cách kịch liệt. Trong khi đó Hoa Kỳ tận dụng cơ hội thể hiện việcchuyển trục sang châu Á đã hứa viện trợ 37 triệu USD trong mấy ngày tới và gửi mộthàng không mẫu hạm tới hỗ trợ nỗ lực cứu nạn.

Cơn phẫnnộ về vụ hiếp dâm tập thể ở Delhi cuối năm 2012 đã tràn sang 2013. Biểu tình rầmrộ đã yêu cầu tăng mức bảo vệ phụ nữ lên và công lý. Phiên tòa và án phạt cácthủ phạm – trong đó có 4 án tử hình – của 6 bị cáo kéo dài đến tận tháng chín.Các vụ việc khác sau đó bao gồm cả vụ hiếp một cô gái 23 tuổi ở Mumbai đã thuhút chú ý của dư luận cả trong nước lẫn quốc tế. Công luận đã quan tâm nhiềuhơn tới chế độ xã hội khét tiếng gia trưởng của Ấn Đô. Nó cũng nhóm lại sự đánhgiá về quyền phụ nữ ở các nước đang phát triển với hơn 2 triệu bé gái sinh con trước tuổi 14.

Mộttrong những thách thức bức bối nhất cho việc tiến lên thành siêu cường củaTrung Quốc là khả năng sống hòa thuận với các nước láng giềng. Bài kiểm tra rõràng nhất nằm ở vùng biển xung quanh Trung Quốc và Bắc Kinh đã không trả bàithành công. Ở cả biển Hoa Đông và biển Đông, các cuộc tranh chấp dai dẳng vềlãnh hải, thường chỉ có các dải đá ngầm và đảo không người, đã đe dọa bùng lênthành khủng hoảng khu vực trong năm nay.

ThángGiêng 2013 Philippines nói sẽ đưa Trung Quốc ra tòa án Liên Hợp Quốc để phân xửvụ tranh chấp hết sức căng thẳng giữa hai nước. Trung Quốc coi phần lớn biểnĐông (và cả những mỏ dầu bên dưới) là vùng kiểm soát trực tiếp của mình. Điềunày bị nhiều nước Đông Nam Á phản ứng kịch liệt, đặc biệt là hai nước láng giềngViệt Nam và Philippines.

Tìnhhình còn căng thẳng hơn giữa hai đối thủ cạnh tranh Nhật Bản và Trung Quốc. Mâuthuẫn về một chuỗi đảo do Nhật quản lý ở biển Hoa Đông đã làm bùng lên biểutình chống Nhật năm 2012 ở Trung Quốc. Căng thẳng tới đỉnh điểm hồi tháng 11khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập “vùng định dạng phòng không” ADIZ Hoa Đông, bao gồm các hòn đảo phần lớn là trơ trọi đang bị tranh chấp đó. Hoa Kỳ vàocuộc với việc cho hai máy bay B52 bay qua vùng ADIZ này không thông báo chỉ vàingày sau đó. Trung Quốc không phản ứng nhưng vùng này về danh nghĩa mà nói đãthiết lập xong. Và căng thẳng địa chính trị vẫn đang âm ỉ.

Sự sụp đổtòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thủ đôDhaka của Bangladesh hôm 24/4 là thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất có thể nhớ được,với hơn 1.100 công nhân chết. Nó là lời nhắc nhở kinh hoàng về điều kiện làm việctồi tàn trong ngành công nghiệp được coi là sống còn với nước này, với 4 triệucông nhân. Thảm họa đã thúc đẩy các cuộc đối thoại cả trong nước lẫn quốc tế vềcải tổ các nhà máy cung cấp cho các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Hoa Kỳ.

Tháng 11,các nhóm đại diện cho Walmart Gap và H&M cùng các tập đoàn khác đã đồng ý vớitiêu chuẩn khắt khe hơn cho giới chủ. Nhưng tiến bộ rất chậm, nhiều vụ cháy nhàmáy đã diễn ra với ít nhất là 18 người chết nữa. Công nhân Bangladesh đang đấutranh đòi tăng lương để thoát khỏi mức lương thuộc diện thấp nhất thế giới.

Vụ canthiệp tháng giêng vào Mali của Pháp đã đẩy lùi các lực lượng Hồi giáo được cholà đòn đánh nhanh chống quân nổi dậy ly khai. Thế nhưng nó đã kéo dài cả năm.2013 là năm chứng kiến gia tăng khủng bố cực đoan Hồi giáo ở châu Phi. Nó bao gồmcác đợt khủng hoảng con tin ở giếng dầu Algeria khiến 39 người nước ngoài chết,nhiều vụ tấn công tàn nhẫn của nhóm Boko Haram ở Nigeria và vụ tấn công vàosiêu thị Nairobi của ak-Shabab giết ít nhất 68 người.

Bạo lựcgia tăng đã thu hút chú ý của cường quốc phương Tây. Mỹ đã lập căn cứ máy baykhông người lái ở Niger hồi tháng hai và tiến hành nhiều cuộc đột kích bằng đặcnhiệm vào Libya và Somalia. Tháng 11 Pháp tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng có mặtở Cộng hòa Trung Phi, một nước thuộc địa cũ của họ. Trung Phi đang bị phiếnquân tấn công có thể đẩy nước này sang bờ “diệt chủng”, theo Ngoại trưởng PhápFabius.

Giáohoàng Benedict 15 từ nhiệm vì tuổi tác, là giáo hoàng đầu tiên trong gần 600năm lịch sử làm điều đó.

Thay thếông là Giáo hoàng Jorge Bergoglio từ Argentina, ngay từ đầu đã thể hiện là ngườicải cách Nhà Thờ và cổ vũ cho người nghèo. Ông đã tiến hành cải tổ tài chínhtrong Vatican, thách thức quan điểm truyền thống của Nhà Thờ về tình dục đồnggiới và phụ nữ, và kết án bản chất tham lam của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Khối tàiliệu do cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ cho thế giới đã soi sáng vàohoạt động tình báo của Hoa Kỳ trên nhiều phần của thế giới. Chúng đe dọa làm hưhại quan hệ Mỹ với một số cường quốc. Đồngminh Đức có thủ tướng Angela Merkel đòi trả lời về cáo buộc NSA đã nghe lén diđộng của bà, còn Tổng thống Brazil Rousseff hủy chuyến thăm Mỹ và sau đó phànnàn về việc Hoa Kỳ xúc phạm tới chủ quyền quốc gia.

Âm hưởngvụ việc này lan rộng ra ngoài cộng đồng tình báo. Các công ty trực tuyến củaHoa Kỳ có thể mất hàng tỉ đô vì người dùng nước ngoài từ chối các sản phẩm của họ để quay sang mặt hàng cạnh tranh đượccho là ít bị do thám hơn. Quan hệ vốn đã ông chằng bà chuộc giữa Washington vàMoscow cũng chẳng tốt hơn khi Nga cho phép Snowden tị nạn.

Ngày 3/7thủ lĩnh quân đội Abdul Fatah el-Sisi thông báo quân đội đã loại bỏ tổng thốngđược bầu cử dân chủ Mohamed Morsi. Hành động này được hàng triệu người Ai Cậphoan nghênh sau khi đã xuống đường phản đối chế độ một năm nhưng đầy chia rẽ củatổng thống Hồi giáo này. Người ta phê bình ông đã lợi dụng quyền lực để củng cốvị thế cho đảng Anh em Hồi giáo của ông.

Nhưng vụđảo chính đã dẫn tới biểu tình quần chúng ở Ai Cập khi người ủng hộ ông Morsixuống đường. Xung đột giữa hai phe ủng hộ và chống đối đã làm chia đôi ngả đấtnước AI Cập. Cuối cùng thì chính phủ do quân đội hỗ trợ đã xuống tay mạnh vớingười biểu tình, bắt giữ lãnh đạo đảng Anh em Hồi giáo, dẫn tới vụ giải tán trạibiểu tình hôm 14/8 khiến hàng trăm người chết. Sự đàn áp mạnh mẽ đó khiến ngườita nói cách mạng Ai Cập đã quay đúng một vòng từ những ngày đầu đầy hăng saykhi lật đổ chế độc độc tài Hosni Mubarak hồi tháng 2/2011. Chính phủ hiện tạiđã nằm chắc trong tay Sisi và chế độ kỹ phiệt (technocratic) mới, dù rằng bầu cửđang được chuẩn bị cho năm 2014.

Tổng thốngmới lên của Iran, ông Hassan Rouhani đang dùng tới chiến thuật mới.

Trongvòng vài tháng Rouhani và nội các mới đã chuyển biến bầu không khí xung quanh Iranmột nước vốn bị coi là bị quốc tế ghẻ lạnh vì chính sách cứng rắn của cựu tổngthống Ahmadinejad.

Trong tháng Chín ông Rouhani đã có cuộc điện đàm trực tiếpđầu tiên với tổng thống Obama sau ba thập kỷ. Tháng 11, Iran đã đạt được thỏathuận bước đầu với Hoa Kỳ và các cường quốc khác về kiểm soát chương trình hạtnhân của họ đổi lấy bỏ một số cấm vận trị giá hàng tỉ USD. Người hoài nghi có thừa,mà Israel là đứng đầu. Nhưng thỏa thuận này có thể khởi động cho một kỷ nguyênmới ấm lên với Cộng hòa Hồi giáo này, với hệ quả diễn ra khắp khu vực.

Sáng21/8 báo cáo về tấn công bằng khí sarin ở ngoại ô Damascus xuất hiện, đánh dấusự kiện bước ngoặt trong cuộc nội chiến đã làm thiệt mạng 100.000 người. Các đoạnphim video về phụ nữ và trẻ em bị nhiễm độc đã thúc đẩy phản ứng mạnh mẽ của cộngđồng quốc tế vốn ngồi yên trong hai năm nội chiến diễn ra.

10 ngàysau, với báo cáo tình báo của Mỹ rằng tổng thống Assad đã bắn vũ khí hóa họcnói trên và giết ít nhất là 1.429 người, tổng thống Mỹ Obama nói sẽ đệ trình quốchội quyết định tấn công các địa điểm chứa vũ khí hóa học của Syria. Dù Assadbác bỏ cáo buộc, phe phiến quân chuẩn bị sẵn sàng cho một động thái mới.

Nhưng nólại tịt ngòi. Ý kiến công chúng Mỹ vẫn cương quyết không can thiệp một lần nữavào Trung Đông. Nga thuyết phục Assad từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của Syria. Chếđộ Assad được báo cáo là đã hợp tác với thanh tra của Liên Hợp Quốc để loại bỏkho vũ khí này.

Vẫntrong lúc đó thì nội chiến bùng cháy, làm thành phố không người và làng mạc litán. Phe phiến quân là một liên minh lỏng lẻo các đội quân du kích ngày càng trởnên mâu thuẫn. Các phe Hồi giáo đối chọi với phe chính trị. Đối thoại hòa bình ởGeneva đầu năm 2014 đến rất đúng lúc nhưng ít có hy vọng sẽ đạt được kết quả.

Nguồn Dân Việt/ The Times


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới