Hủy
Thế giới

Triều Tiên và cảm hứng từ câu chuyện thành công của Samsung tại Việt Nam

Thanh Tùng Thứ Ba | 19/02/2019 15:12

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ tới Việt Nam để tham dự cuộc hội đàm lịch sử với Tổng thống Mỹ, nhưng ông cũng muốn tham qua nhà máy của Samsung.
 

Hội nghị Thượng đỉnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-28.2 tới. Tuy nhiên Reuters cho biết ông Kim Jong-un sẽ tới Việt Nam vào ngày 25.2, trước 2 ngày so với kế hoạch để dành thời gian đi thăm một số cơ sở phát triển kinh tế chủ lực của Việt Nam.

Câu hỏi vì sao Việt Nam lại được chọn đã có nhiều đáp án và nhưng vì sao lại diễn ra ở Hà Nội? Thông tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un tới thăm nhà máy của Samsung lại làm cho lý cho chọn Hà Nội trở thành một địa điểm vô cùng hợp lý. Tờ Yonhap của Hàn Quốc cho biết ông Kim Jong-un có thể sẽ tới thăm nhà máy lớn nhất của Samsung đặt tại tỉnh Bắc Ninh trong chuyến công du tới Việt Nam.

Đây được xem là động thái nhằm tìm kiếm sự phát triển kinh tế cho Triều Tiên theo đường lối cải cách được Việt Nam áp dụng thành công trong những năm gần đây. Ông Kim Jong-un cũng nhiều lần bày tỏ sự quan tâm tới con đường phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trong một bài báo vào năm 2018, Bloomberg đặt câu hỏi về việc liệu các công ty Hàn Quốc có thể di dời sản xuất về Triều Tiên hay không. Tiền lương họ phải trả cho người lao động thấp hơn đáng kể, dựa trên dữ liệu tiền lương từ Khu công nghiệp Kaesong của Triều Tiên.

Tổng dân số của hai miền Triều Tiên vào khoảng 80 triệu người. Đó là đủ lớn để biến bán đảo Triều Tiên trở thành một trung tâm sản xuất và tiêu dùng.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Jay Y. Lee, người đứng đầu của Samsung, là một trong hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp đến Bình Nhưỡng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, theo một tuyên bố từ văn phòng của tổng thống nước này.

Trieu Tien va cam hung tu cau chuyen thanh cong cua Samsung tai Viet Nam

Lương theo giờ tại các nước. Ảnh: Bloomberg

Nếu Bình Nhưỡng có thể gọi thêm vốn đầu tư từ nước ngoài (vốn hiện ở mức gần như là bằng không) lên mức 20% GDP, thì nền kinh tế của nó có thể tăng trưởng 5%, theo ước tính của Morgan Stanley.

Chỉ riêng các khoản đầu tư từ Hàn Quốc cũng có thể lấp đầy hạn ngạch đó.  Theo số liệu được công bố gần nhất vào năm 2016, 20% GDP của Triều Tiên rơi vào khoảng 6 tỷ USD.

Dù vậy, việc Samsung hay các công ty khác có đẩy mạnh hoạt động tại Triều Tiên hay không còn tùy thuộc vào kết quả cuộc đàm phán lần 2 giữa ông Trump và ông Kim Jong Un, khi những lệnh cấm vận của Mỹ hiện vẫn hạn chế nền kinh tế của Triều Tiên. Gần đây, ông Trump bày tỏ rằng Triều Tiên sẽ trở thành một loại tên lửa về kinh tế, nếu nước này từ bỏ hạt nhân và theo đuổi việc phát triển kinh tế.

Để so sánh, Việt Nam đã trở thành một trong những công xưởng của thế giới, với quy mô kinh tế lớn gấp 6 lần so với Triều Tiên. Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,8%, tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ, nhờ phần đóng góp nhỏ cho các công ty Hàn Quốc. Samsung Electronics là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng một phần tư tổng doanh thu xuất khẩu của đất nước. Trong khi đó, nền kinh tế Triều Tiên dường như đang bị đóng băng.

Bloomberg nhận định Việt Nam vẫn có bức tranh nhân khẩu học đẹp hơn. Khoảng 70% dân số trong độ tuổi lao động, so với 44% ở Triều Tiên. Và dân số trong độ tuổi lao động của Triều Tiên dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh vào năm 2020, so với năm 2040 ở Việt Nam.

Trieu Tien va cam hung tu cau chuyen thanh cong cua Samsung tai Viet Nam

Còn tờ Economist thì nhận định sự nhiệt tình của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do đã làm cho đất nước trở nên đặc biệt hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là một thành viên sáng lập của Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại đa phương có sự tham gia của Úc, Canada và Nhật Bản. Việt Nam cũng sẽ sớm kí hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu. Hiệp định tự do thương mà Việt Nam kí với Hàn Quốc vào năm 2015 đã giúm đất nước trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc.

Năm ngoái, ông Moon Jae-in, Tổng thống Hàn Quốc, đã viếng thăm Việt Nam, cùng với các đại diện của Samsung và các công ty khác. Đây là chuyến đi thứ hai của ông tới đất nước này trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền. Economist còn cho biết các cố vấn của Tổng thống đã bày tỏ ý kiến ​​rằng Hàn Quốc không nên tự hài lòng với là "con tôm giữa những con cá cá voi" như Trung Quốc và Nhật Bản, mà thay vào đó trở thành một cường quốc khu vực bằng cách kết nối với các đồng minh nhỏ hơn. Họ cho rằng điều này sẽ làm cho Hàn Quốc trở thành một "con cá heo", tự quyết định số phận của chính mình. Và đầu tư vào Việt Nam là một quyết định sáng suốt.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới