Hủy
Công Nghệ

Làn sóng cắt giảm nhân viên của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc

Minh Quang Thứ Sáu | 22/03/2019 17:58

Chủ tịch Tencent, ông Martin Lau. Ảnh: Nikkei

"10% là mục tiêu hiện tại", ông Martin Lau, Chủ tịch Tencent, nói khi xác nhận các báo cáo về kế hoạch cắt giảm của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
 

Các công ty công nghệ thông tin của Trung Quốc, nơi làm việc mơ ước của những nhân tài hàng đầu của đất nước, đang thu hẹp lực lượng nhân công của mình khi tăng trưởng kinh tế của quốc gia chậm lại.

Một cú sốc đã làm rung chuyển lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc khi tin tức có báo cáo  rằng Tencent muốn cắt giảm 10% nhân sự quản lý cấp trung vì không đạt chỉ tiêu.

"10% là mục tiêu hiện tại", ông Martin Lau, Chủ tịch Tencent, nói trong khi xác nhận các báo cáo. Hơn 200 cá nhân sẽ bị ảnh hưởng, theo các báo cáo địa phương. Các công ty trong ngành choáng váng khi một công ty lớn như vậy phải cấu trúc lại đội ngũ nhân viên của mình để duy trì tính cạnh tranh.

Đế chế công nghệ của Tencent tập trung vào ứng dụng nhắn tin WeChat, nơi có khoảng 1,1 tỉ người dùng, và mở rộng sang các trò chơi, quảng cáo trực tuyến. Nhưng WeChat hiện đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người dùng mới, trong khi hoạt động kinh doanh trò chơi, vốn từng đem về rất nhiều tiền cho công ty, phải đối mặt với những quy định khó khăn hơn của chính phủ.

Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đã phải cắt giảm nhân sự từ cuối năm ngoái. Renrenche, nền tảng bán xe đã qua sử dụng, đã giảm bớt lượng nhân viên trong cả nước vào cuối năm 2018. Kể từ tháng 2, các công ty lớn khác như nhà cung cấp trò chơi trực tuyến NetEase và JD.com, nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai của đất nước, cũng đã cắt giảm nhân sự.

Ngành công nghiệp đang rung chuyển đến mức ông Daniel Zhang, CEO Alibaba, Daniel Zhang, đã phải đưa ra một tuyên bố trấn an vào tháng trước và bác bỏ việc sa thải nhân công tại gã khổng lồ thương mại điện tử.

Hầu hết các công ty này đều thành công nhờ thị trường nội địa khổng lồ của Trung Quốc, và vẫn phụ thuộc rất nhiều vào những người tiêu dùng ở đây. Ngay cả Tencent, một trong những tên tuổi lớn nhất nước này, được cho là chỉ kiếm được chưa tới 10% thu nhập ở nước ngoài.

Điều này có nghĩa là họ đang phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc. Tăng trưởng GDP thực tế của đất nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 28 năm là 6,6% trong năm 2018 và mục tiêu chính thức cho năm nay là từ 6% đến 6,5%.

Cơ hội việc làm khan hiếm hơn. Số lượng việc làm đăng tải nền tảng trực tuyến Zhaopin đã giảm 20% trong khoảng thời gian từ tháng 10-12/2018 so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù điều này không nghiêm trọng như mức giảm 51% trong giai đoạn từ tháng 7-9, nhưng đó vẫn là quý giảm thứ 3 liên tiếp.

Chính phủ đang nỗ lực xoa dịu tình hình. Bắc Kinh đang lên kế hoạch lấy 100 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 15 tỷ USD) từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại hơn 15 triệu lao động và giúp họ tìm việc làm mới. Họ cũng sẽ trả lại 50% các khoản bảo hiểm việc làm mà các công ty đã thanh toán và chỉ áp dụng cho các công ty không tiến hành sa thải trong năm 2019.

Nhưng không có biện pháp nào trong số này sẽ cải thiện bức tranh việc làm trừ khi các công ty công nghệ trở lại quỹ đạo tăng trưởng. "Mùa đông đang quét qua ngành công nghệ thông tin và internet của Trung Quốc", một nguồn tin trong ngành cho biết.

Nguồn Nikkei Asian Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới