Hủy
Kinh Doanh

CEO FPT: Công ty không dễ bị nước ngoài thâu tóm

Thứ Năm | 07/08/2014 17:05

"Nếu ai đó quan tâm việc mua lại tập đoàn thì tôi cho đó là cơ hội, bởi điều này phản ánh FPT có giá trị thật, được quốc tế biết đến".
 

Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn, nhiều lĩnh vực kinh doanh đã tới giớihạn, ngay từ năm 2013, FPT đã đặt mục tiêu toàn cầu hóa, mở rộng thị phần thông qua mua bán - sápnhập (M&A) làm trọng tâm.

Trao đổi với VnExpress.net sau một năm nhậm chức, Tổng giámđốc FPT Bùi Quang Ngọc đã chia sẻ về những tin đồn, sự khó khăn khi tiến hành các thương vụM&A, tham gia sân chơi toàn cầu hóa cũng như điều hành tập đoàn để đạt mục tiêu tăngtrưởng.

- Vừa qua, trên thị trường xuất hiện tin đồn Apple mua lại FPT. Tuy đã chínhthức bác bỏ thông tin này nhưng trong bối cảnh toàn cầu hóa, ông nhìn nhận thế nào về khả năng FPTsẽ bị để ý bởi một ông lớn khác?

- Đây đúng là một sự nhầm lẫn và từng gây xôn xao trong giới công nghệ thông tin.Tại FPT, room cho nhà đầu tư nước ngoài đã kịch trần 49%, cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư ngoạitới cổ phiếu công ty. Tuy nhiên, việc họ muốn mua lại toàn bộ doanh nghiệp là không dễ.

Nguyên nhân thứ nhất là rào cản pháp lý. Hiện nay, cổ đông nước ngoài chỉ đượcmua tối đa 49% cổ phần doanh nghiệp Việt Nam. Ủy ban Chứng khoán đang tính tới việc nới room, nhưngtôi cho rằng cũng không đơn giản.

Thứ hai là do đặc thù hoạt động kinh doanh của FPT. Trong một số lĩnh vực, cácđơn vị khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ khó có cơ hội thâm nhập và triển khai thànhcông như FPT (dự án tin học hóa ngành thuế, kho bạc...). Bên cạnh đó, những điểm khác nhau từ vănhóa, con người đến đặc thù khách hàng, thị trường sẽ là yếu tố cản trở các doanh nghiệp ngoại thâutóm toàn bộ FPT.

Song, nếu ai đó quan tâm đến việc mua lại tập đoàn thì tôi cho đó là cơ hội, bởiđiều này phản ánh FPT có giá trị thật, được quốc tế biết đến.

Bui-Quang-Ngoc-2-3535-1407397378.jpg

Tổng giám đốc Tập đoàn FPTBùi Quang Ngọc. Ảnh: Anh Tú

- FPT đã hoàn thành việc mua lại công ty phần mềm RWE IT Slovakia và 123 -mua.vn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Liệu đây có phải là sự mở đầu cho quá trình muabán - sáp nhập (M&A) dồn dập trong thời gian tới hay không?

- Trong bối cảnh kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, một số ngành nghềkinh doanh của FPT đã đến giới hạn, mở rộng địa bàn hoạt động, tìm kiếm thêm các cơ hội kinh doanh,đẩy mạnh toàn cầu hóa và M&A là những chiến lược để tập đoàn tiếp tục tăng trưởng.

Việc FPT mua một công ty khác là để có thêm thị trường, khách hàng và chuyênngành mà FPT chưa có hoặc chưa mạnh, song quá trình này không thể tiến hành ồ ạt mà cần thận trọngđể thu thập những kinh nghiệm và có độ chín nhất định. Trên thế giới, tỷ lệ thành công của cácthương vụ M&A cũng không quá cao, do vậy tập đoàn phải chuẩn bị cẩn thận về chiến lược, tầmnhìn, kỹ năng cần thiết.

- FPT có gặp khó khăn gì sau khi M&A các doanh nghiệp khác, nhất là nhữngđơn vị nước ngoài có văn hóa hoàn toàn khác với Việt Nam?

- M&A là câu chuyện dài, phức tạp, đặc biệt là phần hậu kỳ khi phải làm tốtviệc hòa nhập đơn vị mới vào đơn vị cũ, để họ hiểu chiến lược của FPT. Với RWE IT Slovakia, đây làmột công ty châu Âu, FPT không thể biến họ thành doanh nghiệp thuần túy kiểu Việt Nam mà phải tôntrọng văn hóa nơi đây. Điểm quan trọng là phải biết dẫn dắt RWE IT Slovakia theo kế hoạch pháttriển của FPT. Một thương vụ M&A thành công là khi đơn vị mua lại vẫn phát triển, nếu nó lụitàn sẽ là vô nghĩa.

Tuy nhiên, câu chuyện có thể khác nếu đơn vị được mua lại là công ty Việt Nam, vídụ như 123-mua.vn. Trước mắt, 123-mua.vn có thể hoạt động độc lập, nhưng về lâu dài, 123 Mua phảihòa nhập với Sendo. Đây sẽ là chuyện nhiều năm sau.

Tóm lại, tùy theo từng trường hợp cụ thể, văn hóa, con người sẽ quyết định chínhsách M&A có lợi nhất cho cả hai bên. Nếu FPT đã sở hữu công ty đó, bên cạnh những mặt lợi chotập đoàn, việc duy trì, phát triển đơn vị được mua lại cũng được đặt lên hàng đầu.

- Bỏ ra số tiền không nhỏ để thực hiện M&A, song lợi nhuận khó có thể đếnngay trong những năm đầu. Ông suy nghĩ thế nào về việc này?

- Điều này là đương nhiên, bởi tập đoàn phải bỏ thời gian để tích hợp đơn vị đóđi theo chiến lược chung, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Do vậy, ngay trong năm đầu tiên chúng tôikhông đặt nặng lợi nhuận từ M&A. Khi tình hình đã ổn thì mới có thể sinh lời. Nếu làm khéo,M&A sẽ mang lại hiệu quả rất lớn.

- Kinh doanh nhiều lĩnh vực, FPT có tính đến việc mua lại một đơn vị kháchoàn toàn so với những ngành nghề hiện đang có kinh nghiệm hay không?

Trong 3-5 năm tới, FPT vẫn tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, do đóchưa tính tới việc mua một đơn vị hoàn toàn khác core (lõi) hiện nay. Các thương vụ M&A trongthời gian tới của FPT vẫn phải xoay quanh lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông (ICT). Hiệntại, FPT vẫn đang tiếp tục nghiên cứu một số doanh nghiệp để mua bán sáp nhập.

- 6 tháng đầu năm, doanh thu của FPT tăng trưởng 22% nhưng lợi nhuận lại giảmso với cùng kỳ. Ông bình luận như thế nào về điều này?

- Lợi nhuận không tăng trưởng như doanh thu là do mấy nguyên nhân. Mảng phân phốibán lẻ có doanh thu tăng trưởng mạnh nhưng mới chỉ ở giai đoạn khởi tạo nên lợi nhuận không lớn.Viễn thông năm nay phải hạch toán một phần chi phí từ dự án cáp quang hóa nên cũng ảnh hưởng đếnlợi nhuận của FPT Telecom. Mảng phần mềm phải đầu tư mạnh cho nhân lực, tập trung M&A.

Chịu ảnh hưởng lớn nhất là mảng kinh doanh tích hợp và game. Kinh tế suy thoáikhiến ngân hàng phải tái cấu trúc, Chính phủ giảm chi tiêu công, gây ảnh hưởng đến các dự án tíchhợp và phần mềm trong nước. Ngoài ra, việc triển khai các dự án lớn kéo dài cũng khiến lợi nhuậncông ty chưa như mong muốn.

Mảng game cũng vướng phải khó khăn chung của ngành game khi chính sách khôngkhuyến khích lĩnh vực này khiến nhiều đơn vị muốn làm ăn chính thống chịu ảnh hưởng nặng.

Hiện ban điều hành FPT đã nhận ra những hạn chế này và cố gắng điều chỉnh nhằmtăng được lợi nhuận trong nửa cuối năm 2014 cũng như những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, khai tháctốt thị trường nước ngoài cũng là mục tiêu để bù đắp lại thị phần, doanh thu bị thiếu hụt trongnước.

- Với trường hợp của mảng game, tại sao FPT quyết định giữ lại?

- Dù khó khăn nhưng tiềm năng phát triển của thị trường game vẫn còn bởi thu nhậpcủa người Việt Nam tăng, giới trẻ có điều kiện chơi game. Khi internet phổ cập, đường truyền tốthơn trước, tỷ lệ cáp quang hóa được đẩy mạnh thì phân khúc game online lại càng có cơ hội pháttriển.

Vấn đề ở chỗ người cung ứng dịch vụ phải có những biện pháp kinh doanh thích hợp,điều chỉnh kịp thời theo xu hướng của thị trường. Riêng lĩnh vực online, đòi hỏi thay đổi phươngpháp kinh doanh còn nhanh và khốc liệt hơn các ngành khác.

Theo tôi, thị trường game vẫn còn cơ hội và FPT phải có những thay đổi.

- Hiện nay đã chính danh điều hành tập đoàn, việc lợi nhuận tăng trưởng khôngnhư mong muốn có tạo ra áp lực lớn cho ông hay không?

- Đánh giá hiệu quả công việc của người điều hành dễ nhất là dựa trên con số, đólà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bao nhiêu phần trăm. Khi tôi đã chính danh điều hành, Hộiđồng quản trị có quyền đánh giá kết quả làm việc, điều này tôi phải chấp nhận.

Tôi luôn cố gắng tối đa trong phạm vi của mình và có những giải trình tại sao kếtquả lại không đạt như kỳ vọng và nguyên nhân từ đâu. Mục tiêu của tôi khi nhậm chức Tổng giám đốcFPT là phải đẩy các công ty thành viên tăng trưởng, nếu không tăng trưởng được phải tìm nguyên nhântại sao và khắc phục.

Nhưng bên cạnh tăng trưởng mạnh mẽ, yếu tố được tôi quan tâm nhiều hơn là sự pháttriển bền vững của tập đoàn. Mong muốn của tôi là phải để lại cho FPT một hệ thống vững mạnh, mộtvăn hóa quản trị như các công ty đa quốc gia.

Như một lãnh đạo doanh nghiệp, tôi cũng ham tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tuynhiên tôi cũng nhìn nhận kỹ hơn, sâu hơn về tăng trưởng lâu dài, phát triển bền vững cho FPT.

- Tại nhiệm kỳ của mình, ông đặt mục tiêu toàn cầu hóa là vấn đề sống còn đốivới FPT. Quá trình này đã được thực hiện như thế nào?

- Hiện toàn cầu hóa là chỉ tiêu quan trọng đối với toàn tập đoàn. Mọi đơn vị đềuquan tâm đến toàn cầu hóa, kể cả những đơn vị không dễ như giáo dục và bán lẻ, đầu tư cho nguồnnhân lực cũng được chú trọng hơn. Khác với những năm trước, lần toàn cầu hóa mới này có chiến lượcrõ ràng hơn, đó là những con số, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Mục tiêu FPT đặt ra là doanh thu toàn cầu hóa phải tăng trưởng 30% và đi sâu vàocung cấp các giải pháp, dịch vụ đầy đủ từ tạo lập, vận hành đến nâng cấp, bảo trì, chứ khôngdừng lại ở việc thực hiện từng công đoạn như trước đây. Chiến lược của FPT là làm sao để khách hànggiao toàn quyền cho FPT thực hiện tất cả các ứng dụng công nghệ thông tin của họ.

Đến nay, kế hoạch doanh thu từ toàn cầu hóa vẫn được tuân thủ, song mong mỏi củachúng tôi luôn là doanh thu từ toàn cầu hóa sẽ lớn hơn, nhiều dự án được trúng thầu hơn.

- Trong ngày nhậm chức, ông cho biết bản thân có niềm tinmạnh mẽ vào sự phát triển của FPT. Trải qua một năm với không ít áp lực, đến nay, niềm tin này liệucó thay đổi không?

- Tôi luôn có niềm tin mạnh mẽ vào sự phát triển của FPT. Đã từng làm Phó cho anhTrương Gia Bình khi còn là Tổng giám đốc trong nhiều năm, so với ngày đó những áp lực bây giờ khôngkhác nhiều, chỉ có điều tôi phải đối mặt trực tiếp với những khó khăn mà người Tổng giám đốc phảivượt qua. Song, niềm tin với tôi là một thứ không dễ thay đổi.

Nguồn Vnexpress


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới