Hủy
Kinh Doanh

Doanh nghiệp nhựa chưa thoát cơn khốn khó

Thứ Hai | 28/10/2013 09:30

Đa số doanh nghiệp trong ngành đều giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ trong quý III.
 

Thị trường bất động sản chưa khởi sắc cộng với yếu tố mùa vụ, giá nguyên liệutăng đã tác động mạnh lên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa vật liệu xâydựng. Theo báo cáo phân tích mới đây của Công ty Cổ phần Chứngkhoán Bảo Việt (BVSC), giá nhựa PVC và HDPE bình quân trong quý III lần lượt ở mức 1.021,8 USD và1.473,6 USD một tấn, tăng 5% và 10% so với cùng kỳ.

Khó khăn của doanh nghiệp trong ngành được thể hiện rõ qua hai đại gia thống lĩnhthị trường Bắc - Nam là Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã CK: NTP) và Công ty Cổ phầnNhựa Bình Minh (Mã CK: BMP). Số liệu tổng hợp từ các công ty chứng khoán cho thấy, Nhựa Tiền Phonghiện nắm 70% thị phần khu vực phía Bắc còn Nhựa Bình Minh nắm 50% thị phần miền Nam.

nhua-binh-minh-9826-1382701995.jpg

Nhựa Bình Minh gặp rủi ro lớn vì bị truy thu hơn trăm tỷ đồng tiền thuế. Ảnh:BMP

Trong quý III, nhựa Tiền Phong đạt hơn 655 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so vớicùng kỳ năm trước song lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 50 tỷ đồng, giảm 13%. Giải trình với Sở Giaodịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Trần Bá Phúc cho hay trong điều kiện thị trường chung suy giảm,công ty phải đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị và tăng chiết khấu bán hàng, dẫntới chi phí bán hàng lên cao, giảm lợi nhuận của công ty. Theo báo cáo tài chính, trong quý chi phíbán hàng của Nhựa Tiền Phong lên tới 110 tỷ đồng, gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhựa Bình Minh quý III cũng chỉ đạt 86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5% so vớicùng kỳ năm trước. Theo BVSC, sản lượng của công ty trong quý III đạt khoảng 10.653 tấn, ước tínhgiảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, việc Nhựa Tiền Phong tăng chiết khấu cho các đạilý trong khi Bình Minh vẫn giữ nguyên cũng ảnh hưởng đến tình hình bán hàng của công ty tại PhíaBắc.

"Tuy nhiên, doanh thu miền Bắc chỉ chiếm 5-7% tổng doanh thu của Nhựa Bình Minhnên đây chưa phải trở ngại lớn của công ty", chuyên viên phân tích Đặng Thị Kim Thoa của Chứngkhoán Maybank KimEng nhận định.

Ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhựa Bình Minh lúc này chính là công ty có khả năngphải ghi nhận khoản thuế bị truy thu lên đến 117 tỷ đồng. "Việc phải nộp số tiền truy thu sẽ ảnhhưởng đến dòng tiền, cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp", bà Nguyễn Thị Kim Yến, Thànhviên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc công ty cho hay. Hiện Nhựa Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại lên Tổngcục Thuế xin hoãn nộp khoản truy thu thuế cho đến khi sự việc rõ ràng. Song, để tránh tình trạngtiếp tục phạt chậm nộp, công ty chấp nhận tạm nộp số tiền này.

Với các đơn vị chuyên sản xuất nhựa bao bì, tình hình có vẻ "bi đát hơn". Công tyCổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn (SPP) báo lãi 2,8 tỷ đồng trong quý III, giảm 25% so với cùng kỳ, lợinhuận Nhựa Tân Phú (TPP) giảm gần 95%. Thậm chí, Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) còn lỗ 2,5 tỷ đồng trongquý.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Từ Minh Thiện - Chuyên viên Môi giớiCông ty Chứng khoán TP HCM (HSC) nhận định, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số phải nhập nguyênliệu nhựa từ nước ngoài. Song, với Nhựa Tiền Phong và Bình Minh, hai đơn vị này có hậu thuẫn từ cổđông lớn Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) - đơn vị đầu ngành của Thái Lan trong lĩnh vực sảnxuất nhựa nên ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện nay rất khó, ít nhất phải tới tháng 6 nămsau mới phục hồi sẽ là một rủi ro trong trung hạn với các cổ phiếu nhóm ngành vật liệu xây dựng.Bên cạnh đó, do áp lực cạnh tranh của quá trình hội nhập cũng như rủi ro chực chờ từ việc Việt Namgia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp cũngphải tăng chi phí bán hàng để củng cố thị phần.

Về diễn biến giá cổ phiếu, NTP và BMP đã có lúc lên mức đỉnh 65.000 đồng và91.500 đồng vào giữa năm, lần lượt tăng 90% và 108% so với đầu năm. Theo ông Thiện, mức tăng nàychủ yếu đến từ thông tin nới room khối ngoại hơn là xuất phát từ yếu tố cơ bản của doanhnghiệp.

"Khi có thông tin nới room thị trường thường rất hưng phấn, giá cổ phiếu sẽ đượcđẩy lên. Do vậy, dù cuối năm lợi nhuận công ty có tốt lên thì giá cổ phiếu sẽ không tăng mạnh nhưđầu năm nữa", vị này nói. Song, ông đánh giá cổ phiếu ngành nhựa vẫn có cơ hội phục hồi vì thuộcnhóm hàng thiết yếu, không thể từ bỏ.

Riêng với Nhựa Bình Minh, do công ty bị vướng vào rủi ro bị truy thu hơn trăm tỷđồng tiền thuế nên nhiều công ty chứng khoán phải định giá lại cổ phiếu này. BVSC đánh giá BMPkhông đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới như giai đoạn trước đây và định giá cổphiếu này thấp hơn 0-15% so với mức giá kỳ vọng 72.700 đồng. Còn theo HSC, giá cổ phiếu BMP từ naytới quý I năm sau cũng bị định giá giảm xuống còn 69.000 - 72.000 đồng.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới