Hủy
Kinh Doanh

Nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm

Cẩm Tú Thứ Sáu | 12/08/2022 13:42

doanh nghiệp tư nhân chiếm 96,88% tổng số, đóng góp 15,12 triệu tỉ đồng (57%) tổng doanh thu thuần và thu hút hơn 9 triệu lao động. Ảnh: T.L

500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam chiếm 13% tổng tài sản, tạo việc làm cho 10,4% lao động, tạo ra 15,8% doanh thu thuần.
 

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia vừa phối hợp cùng Viện Konrad Andenauer Stiftung Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500). Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), nhóm VPE500 có mặt ở 57/63 tỉnh thành, có quy mô lao động và tài sản bình quân cao hơn 83 lần và 132 lần doanh nghiệp tư nhân nói chung. Năm 2019, Việt Nam có 668.500 doanh nghiệp, trong đó có 647.600 ngàn doanh nghiệp tư nhân. Như vậy doanh nghiệp tư nhân chiếm 96,88% tổng số, đóng góp 15,12 triệu tỉ đồng (57%) tổng doanh thu thuần và thu hút hơn 9 triệu lao động.

 

Riêng nhóm VPE500 dù chỉ chiếm 0,089% tổng số doanh nghiệp nhưng đã tạo việc làm cho 10,4% lao động, chiếm 13% tổng tài sản và tạo ra 15,8% doanh thu thuần.

TS Lương Văn Khôi, Phó giám đốc NCIF cho biết các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, tích lũy ít, nền tảng năng suất, khoa học công nghệ cũng như môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện. Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường tăng nhanh nhưng tổng quy mô tăng không tương ứng. Năng suất lao động của VPE500 không tăng nhanh như quy mô, cho thấy nhóm doanh nghiệp lớn đang phát triển dựa trên mở rộng sản xuất hơn là theo chiều sâu. Năng suất lao động của VPE500 chỉ tăng khoảng 5,3%/năm, không quá vượt trội so với mức 4,6%/năm của doanh nghiệp tư nhân trong nước khác và thấp hơn tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước.

Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường tăng nhanh nhưng tổng quy mô tăng không tương ứng. Ảnh: Kido
Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường tăng nhanh nhưng tổng quy mô tăng không tương ứng. Ảnh: Kido

Ngay trong nội bộ khu vực doanh nghiệp tư nhân, thị phần tập trung vào một số doanh nghiệp quy mô lớn, còn lại hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. 

So sánh giữa tác động của VPE500 tới doanh nghiệp tư nhân trong nước và giữa các doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp tư nhân cũng có sự khác biệt đáng kể. Tác động tiêu cực của cạnh tranh do FDI tạo ra nhỏ hơn khoảng 3 lần (-0,29% so với -0,94%) có thể do doanh nghiệp FDI chủ yếu xuất khẩu nên ít có tác động cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp tư nhân trong nước. Tác động tích cực trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân trong nước là nhà cung cấp của VPE500 và FDI khá rõ ràng và tác động của VPE500 cao hơn đáng kể (khoảng 0,1 điểm %).

Trong giai đoạn 2016-2019, quy mô của VPE500 tăng nhanh hơn các nhóm doanh nghiệp khác. Các VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm so với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung (5,6%/năm); doanh thu tăng 11,7%/năm so với 6,6%/năm.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới