Hủy
Kinh Doanh

Những ngày buồn của ông Giá

Thứ Năm | 13/03/2014 19:51

Ở tuổi 78, mang bệnh (ung thư) và cái án lơ lửng trên đầu, ông Trần Xuân Giá lẽ ra phải suy sụp.
 


Song, ở con người từng giúp phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn lộ rõ một phong thái lịch lãm và một trí nhớ mẫn tiệp, dù gương mặt không giấu được nỗi buồn.

Những con số sống động

"Tôi đến với ACB có hai lý do. Thứ nhất, là tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra cho đượcchiến lược cải tổ, hay đổi mới quản trị, điều hành của ACB để nó phát triển nhanh, vững chắc. Đó làcông việc vi mô. Thứ hai, quan trọng hơn, tôi muốn nhảy vào nơi tương đối nhạy cảm để có thêm thôngtin, tư liệu nhằm đóng góp thêm ý kiến để tiếp tục hoàn thiện Luật Doanh nghiệp. Mục tiêu đi làmchỉ có vậy".

Ông Trần Xuân Giá

Trung tuần tháng 6-2005, một vụ trưởng ở Văn phòng Trung ương Đảng tìm gặp ông Giá. Phòng củaông Giá sát với phòng làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải, người đã đích thân chọn ông làm Trưởngban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Vị vụ trưởng được ông Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư, yêu cầu sang gặp ông Giá để tìm hiểu vềcác chủ trương liên quan đến việc cho tư nhân kinh doanh vàng trước năm 1990. Ông nói với vị vụtrưởng: "Cậu xuống văn thư, lấy Văn bản 319/CT ngày 24-5-1989 lên đây, rồi tớ sẽ kể". Nửa tiếngsau, vị vụ trưởng cầm văn bản đó lên, và không giấu nổi vẻ sửng sốt, hỏi: "Sao từng ấy năm trôi quamà anh nhớ đến tận số, ngày, tháng như vậy?".

Đó là một câu chuyện ít người biết. Chiều 23-5-1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chủ trì phiênhọp Bộ Chính trị để nghe Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười báo cáo về vấn đề cho tư nhân kinhdoanh vàng. Báo cáo này do Phó chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Trần Xuân Giá chủ trì soạnthảo.

Vào thời điểm đó, tư nhân kinh doanh vàng vẫn đang ngoài vòng pháp luật, dù người dân vẫn sửdụng vàng để thanh toán việc mua những hàng hóa tiêu dùng như ti vi, tủ lạnh... Sau phiên họp căngthẳng kéo dài hai giờ đồng hồ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười được yêu cầu sớm ban hành vănbản cho phép tư nhân kinh doanh vàng.

Đêm hôm đó, ông Giá thức đến 2 giờ sáng để soạn xong văn bản. 4 giờ sáng liên lạc viên đến lấyvề đánh máy, và đến 6 giờ 15 phút thì ông cầm văn bản tới trình ông Đỗ Mười. Ông Mười trách: "Saochú hứa với tôi đến lúc 6 giờ mà giờ này mới đến", song vẫn xem và sửa. Ông Giá lại tất tả cầm vănbản đi sửa, rồi mang lại. Ông Mười ngồi nghĩ một lát, rồi nói: "Thôi, chú đánh máy lại rồi mang đếnnhờ anh Sáu Dân ký". Đến 7 giờ, ông gặp được ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt). Trước khi ký, ông Kiệt nói:"Anh Mười xem rồi, thì mình ký, mình không đọc lại nhé". Cầm văn bản đó, ông Giá đến ngay văn thưlấy số công văn, đóng dấu, và yêu cầu phát hành toàn quốc ngay lập tức. Lúc đó mới chỉ là 7 giờ 15phút sáng 24-5-1989.

--------

Chờ phiên tòa sắp tới, ông Giá nói với tôi: "Mình chuẩn bị tinh thần ngồi tù ngay từ khi bị khởitố. Mình nói với con mình, với vợ mình, với những người thân về điều đó. Mình cũng nói với tất cảmọi người là cả cuộc đời, mình không làm điều gì sai trái để phải xấu hổ với người thân, bạn bè, vàlương tâm".

Xem đầy đủ bài viết tại Thời báo kinh tế Sài Gòn

Nguồn TBKTSG


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới