Hủy
Kinh Doanh

Nút thắt thu hút đầu tư ở ĐBSCL: Không có chiến lược

Chủ Nhật | 25/08/2013 14:11

Hạ tầng thiếu và yếu, hầu như chỉ tập trung cho nông nghiệp cộng với việc điều hành, quản lý còn nhiều yếu kém.
 

Chợ nổi tại ĐBSCL

Khu vực ĐBSCL là vùng kinh tế lớn, được Chính phủ quan tâm đầu tư trong thời gian qua. Mặc dùkinh tế tăng trưởng cao, bình quân trên 10% trong các năm 2011 và 2012 nhưng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) đầu tư vào ĐBSCL còn rất ít. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì có thể nóiviệc điều hành, quản lý kém năng động đã góp phần làm cho khu vực có nhiều tiềm năng chưa trở thành"điểm sáng" trong thu hút đầu tư.

ĐBSCL là vùng thu hút FDI sớm nhất của cả nước, ngay từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực.Năm 1988, ĐBSCL có 5 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 7,8 triệu USD, bằng 10% về số dự án và hơn 2%tổng vốn đầu tư của cả nước. Ở giai đoạn đầu cùng cả nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, đẩymạnh thu hút đầu tư nước ngoài, ĐBSCL có nhiều lợi thế nhờ nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, làvùng nguyên liệu nông sản lớn. Tuy nhiên, những giai đoạn tiếp theo, trong khi các tỉnh miền ĐôngNam Bộ: như Bình Dương, Đồng Nai nhanh chóng "chuyển mình", tận dụng lợi thế; đồng thời thực hiệnchính sách "trải thảm đỏ", thì các tỉnh ĐBSCL lại ì ạch trong thu hút FDI.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2013, cảvùng ĐBSCL đã thu hút thêm hơn 269 triệu USD vốn FDI, trong đó có 24 dự án mới, với vốn đăng ký hơn172 triệu USD và 14 dự án tăng vốn, với hơn 97 triệu USD. Trong đó, Tiền Giang thu hút thêm 103triệu USD, dẫn đầu khu vực ĐBSCL về thu hút vốn FDI trong 6 tháng đầu năm nay. Tiếp đến là KiênGiang (76,29 triệu USD), Long An (73,99 triệu USD)…. Còn các địa phương khác, việc thu hút vốn FDIrất "nhợt nhạt". Riêng hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng chưa thu hút được dự án FDI mới.

Ông Phạm Thành Khôn, Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Long; đồng thời cũng là Phó chủ nhiệm Câulạc bộ Xúc tiến đầu tư ĐBSCL cho rằng: "ĐBSCL là có sự cải thiện đáng kể về môi trường nhưng thuhút vốn FDI lại rất hạn chế. Nếu tính đến khía cạnh các lĩnh vực ngành nghề, nhu cầu định hướng đầutư hay văn hóa tương đồng thì lẽ ra khu vực này có sự thu hút đầu tư khá".

Có thể nói, dù ĐBSCL đã có cảng biển, sân bay quốc tế nhưng do hạ tầng giao thông kém và trìnhđộ lao động thấp nên các nhà đầu tư nước ngoài chưa muốn rót vốn vào khu vực này.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, nhìn nhận: Khó khăn nhất trong việc thu hútFDI tại tỉnh là không có quỹ đất sạch để doanh nghiệp đầu tư.

"Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng mặt bằng nơi này vẫn chưa hoàn chỉnh.Các dự án nếuđầu tư bên ngoài khu công nghiệp thì tốn nhiều thời gian. Việc thiếu quỹ đất sạch cho nhà đầu tư làtrở ngại lớn ảnh hưởng đến sự ra quyết định của nhà đầu tư. Đây là một tồn tại lớn nhất" - ông Tuấnnói.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, việc các tỉnh ĐBSCL thu hút FDI thấp do chưa có hệthống logistics (kho vận) từ Cần Thơ, các tỉnh trong vùng đến TP HCM. Cảng Cái Cui, cảng Cần Thơ,sân bay Cần Thơ đã có nhưng hiệu quả thực sự chưa cao. Cơ sở hạ tầng của khu vực thiếu và yếu; đầutư chung vào ĐBSCL còn thấp, phần lớn nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Ngoài ra, về môi trường kinhdoanh, mặc dù đã có những cải thiện nhất định nhưng ĐBSCL vẫn cho thấy có nhiều yếu tố chưa tíchcực, chưa hấp dẫn đầu tư.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trong nông nghiệp nhiều nhưng trình độ họcvấn thấp, tay nghề yếu nên doanh nghiệp nước ngoài rất ngại tuyển dụng.

Theo một khảo sát của VCCI vào năm 2012, lao động tại Thành phố Cần Thơ có chất lượng chiếm 70%,trong khi tỉ lệ này ở TP HCM là 93,5%. Chi phí lao động (tiền lương) tại vùng cũng thấp hơn miềnĐông Nam Bộ và TP HCM. Thu nhập chưa hấp dẫn nhưng người lao động trong vùng phải trả nhiều chiphí, tình hình an ninh bất ổn... khiến họ di chuyển ra bên ngoài vùng như đến TP HCM, Bình Dươngtìm việc.

Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ nêurõ: "Cơ sở hạ tầng vẫn thiếu và yếu, phần lớn đầu tư cho nông nghiệp, chưa phải là đầu tư cho pháttriển công nghiệp. Do đó không biết được chiến lược thu hút đầu tư ở lĩnh vực nào. Muốn có một địnhhướng kinh tế ra sao thì đầu tư phải đi theo".

Việc thu hút vốn FDI vào ĐBSCL chỉ chiếm hơn 7% so với cả nước thật sự chưa tương xứng với tiềmnăng lợi thế của vùng. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, lao động có tay nghề không đủ đáp ứng, môitrường đầu tư chậm được cải thiện đây chính là những "điểm nghẽn" làm hạn chế nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài vào khu vực ĐBSCL.

Trong bài viết tiếp theo VOV sẽ phân tích, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến khó khăn này để từđó khu vực sẽ có nhiều cải thiện trong thu hút nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài.

Nguồn VOV News


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới