Hủy
Kinh Doanh

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tôm Việt Nam đứng trước cơ hội lớn

Chủ Nhật | 04/08/2013 14:37

Ngày 28/6 Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh và Đại học Arizona, Mỹ công bố tìm ra nguyên nhân gây Hội chứng tôm chết sớm (EMS).
 

Trong khi Việt Nam đã tìm được cách hạn chế và khắc phục EMS thì tình hình dịch bệnh này bắt đầulan rộng trên thế giới và đặc biệt nghiêm trọng tại Thái Lan, nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.Nhiều người trong ngành cho rằng đây là cơ hội vàng của Việt Nam để vươn lên vị trí dẫn đầu vềlượng tôm xuất khẩu.

Từ những tín hiệu khởi sắc

Theo ông Somsak Paneetatayasai, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, năm 2013 lượng tôm xuất khẩu củaThái Lan có thể giảm đến 50%. Hiện nay chỉ 20 đến 30% số ao nuôi tôm tại nước này còn hoạt động.Hội chứng EMS bắt đầu ảnh hưởng nặng nề tới Thái Lan từ năm 2012, lây lan trên cả tôm sú và tôm thẻchân trắng.

Ao nuôi tôm ở Trà Vinh
Tờ The Wall Street Journal ra ngày 12/7 cho biết sự sụt giảm lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan đãdẫn đến giá tôm đông lạnh ở Mỹ và châu Âu tăng 20% trong vài tháng gần đây, tăng gần gấp đôi tronghai năm qua.

Sau sáu tháng đầu năm 2013, giá tôm ở Nhật cũng đã tăng thêm 5,5 USD/kg. Ông Trần Hữu Lộc, ngườivừa hoàn thành chương trình Tiến sĩ bệnh học thủy sản tại Đại học Arizona, Mỹ, cũng là người tìm ranguyên nhân gây bệnh EMS cho biết bệnh này hiện có thể đã lan đến Mexico.

Nếu dịch này lan rộng ở Nam Mỹ, nơi có nhiều quốc gia phát triển mạnh ngành nuôi tôm nhưEcuador, Brazil thì giá tôm có khả năng tăng mạnh hơn trong thời gian tới.

Trong khi đó tại Việt Nam, theo khảo sát của VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản ViệtNam), tại một số tỉnh nuôi tôm chính như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, vụ tôm năm nayngười nuôi đã thả muộn và với mật độ thưa hơn so với năm ngoái, do đó tỷ lệ tôm chết đã giảm hẳn.

Ngoài ra, vừa qua, Nhật Bản đã nâng mức kiểm tra dư lượng Trifluralin trong tôm nhập từ Việt Namtừ mức 0,001ppm lên mức 0,5ppm. Nhờ đó, năm tháng đầu năm nay xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đãtăng 3,6%.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã chủ động tìm kiếm các thị trường mới ởNam Mỹ, Trung Đông, châu Á. Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì vị trí là nhà nhập khẩu tôm lớn thứ bacủa Việt Nam.

Trong năm tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 108,5 triệu USD, tăng 17,9%so với cùng kỳ năm trước. Cùng với Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á cũng là khối thị trường có mứctăng trưởng tương đối cao và ổn định.

Dịch bệnh trên tôm khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á phải tăng lượng tôm nhập khẩu nhằm cung cấp chothị trường nội địa và phục vụ ngành chế biến xuất khẩu. Do đó, trong năm tháng đầu năm 2013, xuấtkhẩu tôm của Việt Nam sang các nước ASEAN đã tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương, sau hai năm thất bại liên tiếp, vụ nuôi tôm năm 2013 bắt đầuchứng kiến sự chuyển biến rõ nét về ý thức cộng đồng của người nuôi tôm.

Điều này thể hiện qua cách thức các hộ nuôi tôm tham gia các hợp tác xã, hiệp hội nhằm liên kết,chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường và thả tôm đúng lịchthời vụ. Riêng Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh ở Sóc Trăng bước đầu đã hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển thủysản.

Những khó khăn cần tháo gỡ

Có thể nói, năm 2012 là thời gian khó khăn nhất từ trước đến nay của ngành tôm. Vốn hết, nợ nầnchồng chất, nhiều hộ đã ngừng nuôi do không tiếp cận được vốn vay.

Theo báo Thanh Tra, thống kê sơ bộ cho thấy toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 30.000hanuôi tôm bị thiệt hại do dịch bệnh. Hiện người nuôi tôm ở đây đang cần hỗ trợ ít nhất 900 tỉ đồngđể đầu tư tái thả nuôi vụ mới.

Ngoài ra ngành tôm cũng cần thêm vốn để mở rộng vùng tôm nguyên liệu và xúc tiến thương mại tại cácthị trường mới. Năm 2012, Nhà nước đã có một số chính sách ưu tiên vốn cho ngành thủy sản nhưngtrên thực tế các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được.

Hiện việc thế chấp ao đầm cũng được người nuôi tôm sử dụng nhưng việc định giá đất đã được quyđịnh từ nhiều năm nay nên khung giá đất quá thấp, các hộ vay được rất ít.

Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay nuôi và chế biến xuất khẩu tôm lên đến 22.975 tỉ đồng. Trongkhi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm nguyên liệu ngày càng tăng, dự kiến năm 2013 lên tới 70-100 triệuUSD/tháng.

Do vậy, theo Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Ðình Hòe thìnăm 2013, để đạt mục tiêu xuất khẩu 2,4 tỉ USD, tăng khoảng 6,5% so năm 2012, Bộ Tài chính cần tiếptục xem xét đưa thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu chế biến xuất khẩu về mức 0%, đồng thời xemxét giãn nợ và cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp, cho vay bổ sung vốn trung và dài hạn.

Mặt khác, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu vừa qua đã khiến nhiều nhà máy chế biến hoạt động cầmchừng hoặc đóng cửa, khiến hàng loạt công nhân thất nghiệp.

Chưa hết, bên cạnh sự sụt giảm giá do rào cản kỹ thuật, tôm Việt Nam lại phải chịu sự cạnh tranhcủa Indonesia, Ecuador, Ấn Ðộ vì giá thành sản xuất quá cao, tỷ lệ nuôi thành công thấp.

Hiện tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản có giá 11,2 USD/kg thì tôm Ấn Ðộ trong thị trường này chỉở mức 8,6 USD/kg. Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm tháng đầu năm 2013 cũng đãgiảm đến 24,4% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường Mỹ, khi Mỹ áp thuế chống trợ cấp với ngànhtôm Việt Nam với mức 6,07%, người nuôi tôm sẽ phải gánh thêm mức thuế này.

Cần sự liên kết để nắm bắt được cơ hội

Theo ông Trần Hữu Lộc, dịch bệnh nào rồi cũng sẽ có cách khống chế. Điều quan trọng là niềm tin củangười nông dân được vực dậy và về lâu dài có được sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng, doanh nghiệpchế biến, doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi tôm để cùng chia sẻ rủi ro - lợi nhuận trong chuỗisản xuất.

Việc Nhà nước cần làm trước mắt là hoàn thiện quy hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp để đầutư cơ sở hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy quá trình tích tụ đất để xây dựng những trang trại lớn thông quahình thức hợp tác xã, tổ hợp tác hay các công ty cổ phần…

Nghề nuôi tôm đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn và trình độ quản lý kỹ thuật, tài chính cao. Việcsản xuất nhỏ lẻ làm giá thành sản xuất cao, người nuôi tôm lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro.

Hơn nữa vai trò của các hiệp hội nuôi tôm ở Việt Nam còn mờ nhạt, hàng trăm ngàn hộ nuôi tômkhông có những mạng lưới tổ chức chặt chẽ để tham gia nên các văn bản pháp luật của Chính phủ khôngthể điều chỉnh để đảm bảo phát triển bền vững.

Về khía cạnh khoa học, ông Trần Hữu Lộc cho biết theo chu kỳ, cứ khoảng 6-10 năm trên quy mô thếgiới sẽ xuất hiện một dịch bệnh mới trên tôm và thường toàn ngành phải mất 3-5 năm để phục hồi.

Hiện thế giới chỉ có hai trung tâm nghiên cứu bệnh tôm, một nằm ở Arizona (Mỹ), một nằm ở TháiLan. Trong khi đó những người đứng đầu hai trung tâm này đều sắp đến tuổi về hưu mà chưa có đội ngũthay thế. Do đó Việt Nam cần có trung tâm nghiên cứu bệnh tôm để khống chế được các yếu tố đầu vào,tránh bị động khi có dịch.

Việc kiểm soát thuốc thú y thủy sản, hóa chất, thảo dược… cũng cần phải được quản lý chặt chẽ,không để người nông dân mua phải thuốc kém chất lượng và quảng cáo sai sự thật về hiệu quả đangđược bán tràn lan.

Một bài học lớn mà ngành tôm Việt Nam có thể học hỏi Thái Lan là đầu những năm 1990, Thái Landẫn đầu thế giới về sản lượng tôm sú. Sau thời gian dài tăng trưởng nhanh, đến năm 1994, sản lượngtôm nuôi của nước này bắt đầu giảm do môi trường khu nuôi bị suy thoái, dịch bệnh lan tràn…

Từ đó, Thái Lan phải đầu tư nghiên cứu tìm ra các giải pháp về chính sách, quy hoạch, công nghệnhư: Không quá chú trọng tăng diện tích nuôi, chủ yếu tập trung phát triển con giống sạch bệnh,quản lý môi trường nuôi tốt… Nhờ đó, ngành tôm Thái Lan không chỉ phát triển ổn định mà sản lượngcòn tăng liên tục.

Trong đợt dịch bệnh này, Thái Lan có thể mất một vài năm để phục hồi sản xuất. Nếu Việt Namkhông phản ứng nhanh chóng thì sẽ mất đi cơ hội chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu tôm, đặc biệt tronggiai đoạn giá tôm thế giới đang cao như hiện nay.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới