Bí quyết sống thọ và hạnh phúc của cụ già 102 tuổi, người vừa phát hành album nhạc đầu tay
Ảnh: CNBC
“Vì em anh như kẻ điên
Thiếu em, mọi thứ bỗng trở nên vô nghĩa
Trái tim này, một lòng dành cho em
Nhưng có một điều là...
Mới thức thì anh lại quên tên em”
Đây là đoạn điệp khúc của bài hát “I Just Cant’t Remember Your Name” trong album gồm 10 hát hát vừa được phát hành vào tháng 11 vừa qua. Lời bài hát là những câu đùa hài hước về sự lẩm cẩm của người già. Tác giả của ca khúc này đó là cụ Alan R. Tripp, hiện nay đã 102 tuổi. Điều thú vị là album này là album đầu tay của cụ.
“Mọi người thường hỏi tôi là làm sao tôi có thể sống thọ và đầu óc vẫn còn minh mẫn thế?”. Cụ Alan trả lời phỏng vấn của National Public Radio. “Bí quyết là làm việc không ngừng”.
Đó chính xác là con người của cụ Tripp, người đã từng trải qua nhiều nghề như phát thanh viên radio, chuyên gia quảng cáo và một doanh nhân, đang làm.
Khi 99 tuổi, cụ Tripp đã viết một bài thơ tên là “Best Old Friend” để dành tặng cho những người bạn ông mới làm quen được tại Beaumont - cộng đồng hưu trí ở nơi ông sống - Pennsylvania. Cụ Marvin Weisbord, 88 tuổi, cũng sống tại Beaumont, đã phổ nhạc cho bài thơ này trong ngày sinh lần thứ 100 của cụ Tripp.
Chính bài hát này đã tạo cảm hứng cho album đầu tay của cụ Tripp. Cụ Weisbord là người đánh đàn Piano trong album và hai cụ đã sản xuất album này tại một phòng thu âm địa phương.
Cụ Marvin Weisbord đã phổ nhạc một bài thơ của cụ Tripp trong ngày sinh lần thứ 100 của cụ. |
Cụ ông trăm tuổi này đang lên kế hoạch cho những dự án sắp tới. Theo đó, cụ sẽ viết một quyển sách. Cụ nói “Tôi đã từng viết nhiều thể loại khác nhưng chưa có quyển nào thuộc thể loại thần bí. Vì vậy, khi tôi hoàn thành việc sản xuất và phát hành album nhạc, tôi sẽ viết về chủ đề này”. (Cụ Tripp đã xuất bản ba cuốn sách vào các năm 1992, 2006 và 2015).
Chuyên gia về tuổi thọ của Nhật Bản, Tiến sĩ Shigeaki Hinohara, thọ 105 tuổi, từng cho biết chìa khóa cho một cuộc sống trường thọ và hạnh phúc là không ngừng lao động. Trong một bài viết trên tạp chí The Japan Times năm 2009, tiến sĩ Hinohara đã nói rằng thực sự không cần thiết phải nghỉ hưu, trường hợp bắt buộc phải nghỉ hưu thì hãy nghỉ hưu thật muộn.
Từ năm 65 tuổi, tiến sĩ Hinohara làm việc 18 giờ/ngày và bảy ngày một tuần với vai trò là một tình nguyện viên và cụ yêu từng phút giây của công việc đó. Theo The New York Times, tiến sĩ Hinohara dừng tham gia công việc tình nguyện này chỉ vài tháng trước khi mất vào ngày 18/07/2017.
Biểu tượng của ngành thời trang, cụ Iris Apfel, năm nay 98 tuổi, hiện vẫn đang làm việc. Cụ bà đã xuất bản cuốn sách “Accidental Icon” vào năm 2018 và hiện đang cộng tác với nhiều thương hiệu thời trang, bao gồm cả chuỗi The Home Shopping Network.
Trong một bài báo trên tạp chí Money năm 2018, cụ Iris đã nói rằng đối với cụ, nghỉ hưu là một thứ gì đó còn khủng khiếp hơn cái chết. “Tôi đã chứng kiến rất nhiều người, đặc biệt là những người đến từ vùng Palm Beach. Họ đã làm việc vô cùng chăm chỉ và đến đây để an hưởng tuổi già. Cho đến một ngày họ thức dậy và nhận ra cuộc sống của mình thật trống rỗng và vô nghĩa.”
►Chính sách nhà giá rẻ tạo ra nhiều thành phố ma ở Trung Quốc
►ThaiBev muốn IPO mảng bia 12 tỷ USD để thoái vốn khỏi Sabeco?
Nguồn CNBC
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư