Hủy
Phong Cách Sống

Gen Z: đi chơi trước, kiếm tiền sau

Nguyên Hồ Thứ Tư | 28/09/2022 15:37

Việc bỏ tiền ra trải nghiệm là rất đáng, mặc cho các thách thức tài chính về sau.

Những người đi nghỉ mát thuộc thế hệ Z cho biết họ đang kiểm soát ngân sách nghiêm ngặt để tài trợ cho các chuyến du lịch trải nghiệm.
 

Cô Cameon Wade cảm thấy hai năm đã dịch đã cướp đi tuổi 20 của cô. 

Vì vậy, sau khi tham gia một khóa học điện ảnh tại Viện phim Praha, cô đã tự mình đi du lịch khắp châu Âu vào mùa hè này. Ban đầu, cô chỉ định đi du lịch tiện thể tham gia khóa học, nhưng cuối cùng cô đã đến bảy thành phố ở năm quốc gia khác nhau trong vòng ba tuần để bù đắp cho việc ít đi đó đây trong thời gian đại dịch.

“Cả mùa dịch, tôi cảm thấy như những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời và thời đại học của tôi đã bị cướp mất” cô nói. 

Những người trẻ tuổi luôn có những chuyến đi trong những năm đại học, những năm trống* (Gap year) hoặc sau khi tốt nghiệp. Và trong năm nay, khi các lệnh giãn cách xã hội do COVID-19 được dỡ bỏ ở nhiều quốc gia, người dân đã có thể cảm nhận được sự tự do mà họ thiếu thốn trong thời gian qua. 

 

Theo chia sẻ từ các bạn trẻ vừa tốt nghiệp gần đây, họ đang có những chuyến du lịch cầu kỳ và thậm chí là đắt đỏ hơn nhiều, điều mà họ chưa từng nghĩ sẽ làm ở độ tuổi hiện tại. Nhìn chung, 72% Gen Z trong độ tuổi từ 18 đến 25 có khả năng đi nghỉ hè nhiều hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác, một cuộc khảo sát gần đây của Bankrate cho thấy.

Mặc dù vậy, những người có các kỳ nghỉ hoành tráng nhận ra đó không phải là một quyết định dễ dàng. Ở Mỹ, trong vòng 2 năm qua, những người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34 có số dư tài khoản trung bình thấp nhất khi so sánh với các nhóm tuổi lớn hơn, theo một nghiên cứu gần đây của JPMorgan Chase Institute.

Để bù đắp cho các khoản chi phí lớn dần đều, những vị khách du lịch trẻ tuổi này cho biết họ đang lập ngân sách và kế hoạch tài chính chặt chẽ để kiểm soát chi tiêu. 

 

Nhiều người tin rằng đánh đổi cho những kỳ nghỉ là điều hợp lý. Trên TikTok, hàng nghìn bạn trẻ đã đăng video về chuyến du lịch của họ với tiêu điều “Tôi sẽ kiếm lại tiền sau”. Hầu hết các video đều cho thấy quan cảnh mỹ miều hoặc bữa tối sang trọng, nhưng đi kèm là các dòng tiêu đề nói về sự hy sinh tài chính cho việc du lịch.

Cô Wade đã đăng video trên TikTok của mình vào tháng 6 với chú thích “Tiền có thể kiếm lại, nhưng tôi sẽ không bao giờ có thể đi vòng quanh Paris vào ban đêm nữa”. Đã có hơn ba triệu khán giả đã xem video này. 

Sau khi được nhận vào khóa học điện ảnh, cô Wade bắt đầu nghiên cứu xem cần bao nhiêu tiền để thực hiện các chuyến đi. “Một khi chuyến đi đã khả thi, thì tôi không cần phải suy nghĩ thêm nữa.”

Cô cho biết mình đã tự chi trả mọi chi phí, sử dụng thu nhập từ nhuận bút viết thơ và một công việc bán thời gian để tài trợ cho chuyến đi. Cô cũng tận dụng ưu đãi giảm giá cho sinh viên tại các viện bảo tàng, lưu trú ở khách sạn tầm trung, lựa chọn bữa ăn giá rẻ và dùng phương tiện giao thông công cộng để tiết kiệm chi phí. 

Bà Cassie Holmes, giáo sư tại Trường Quản lý Anderson, cho biết một số nghiên cứu ủng hộ suy nghĩ rằng trải nghiệm mang lại hạnh phúc lâu dài hơn so với của cải vật chất.

Khi mọi người già đi, họ bắt đầu nhận ra rằng tham gia vào những trải nghiệm sẽ mang lại cho họ hạnh phúc lớn hơn. Theo nhiều cách, đại dịch chỉ đơn giản là khiến những người trẻ tuổi nhận ra lợi ích này sớm hơn. 

Bà Holmes nói: “Các kỳ nghỉ là những trải nghiệm không chỉ tạo ra hạnh phúc ban đầu mà còn khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn khi nhớ đến chúng."

Cô Isabelle Lieblein, 22 tuổi, được cho là sẽ đi du học ở Đức vào năm 2020, nhưng đại dịch đã phá vỡ kế hoạch của cô. 

“Trước COVID, tôi đã nói không với những chuyến du lịch để tiết kiệm tiền đi Đức, và rồi kế hoạch bất thành. Nó thực sự đã thay đổi cách nhìn của tôi.” cô nói.

Cô Lieblein tiếp tục làm việc trong suốt thời gian đóng cửa để tích góp tiền tiết kiệm và dành một học kỳ du học ở Đức sau khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ. Cô đã đến 19 quốc gia trong thời gian du học và chi trả toàn bộ chuyến đi bằng tiền tiết kiệm của mình.

Trong suốt cuộc phiêu lưu của mình ở châu Âu, cô Lieblein đã phỏng vấn xin việc, dự định bắt đầu sau khi tốt nghiệp Đại học và hoàn thành các chuyến du lịch. Trên TikTok, cô ấy đã chia sẻ một video khuyến khích những người trẻ khác đầu tư vào những trải nghiệm như du lịch sau khi cô kiếm lại được số tiền mà mình đã bỏ ra.

Có thể bạn quan tâm:

Làm việc 4 ngày/tuần không còn là “giấc mơ”

Nguồn WSJ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới