Hủy
Tài Chính

Deloitte và Mambu công bố báo cáo mới nhất về thị trường Mua trước trả sau

Nguyên Hồ Thứ Sáu | 22/04/2022 13:27

Báo cáo mới nghiên cứu các khia cạnh liên quan về thị trường mới nổi Mua trước trả sau cho các ngân hàng và nhà bán lẻ.
 

Deloitte và  Mambu đã xác định năm bước các doanh nghiệp và fintech cần nắm bắt để xây dựng thành công dịch vụ Mua trước trả sau (BNPL). Đây là một phần nội dung của báo cáo mới của Deloitte và Mambu phân tích những tác động của BNPL - lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng đối với các ngân hàng và nhà bán lẻ.

Báo cáo “Hướng dẫn của Deloitte và Mambu về BNPL” xác định 05 nội dung cốt lõi dành cho các doanh nghiệp đang tìm hướng phát triển giải pháp BNPL trong môi trường ngày càng cạnh tranh:

- Tuyên bố  giá trị - xác định và thấu hiểu nhu cầu của nhà bán lẻ  và khách hàng, xây dựng mô hình để giải quyết những khó khăn chính.

- Công nghệ và dữ liệu - phát triển hệ thống công nghệ với các giải pháp tối ưu nhất cho phép ra quyết định tức thời (real-time) cũng như tạo ra các giải pháp thế hệ tiếp theo mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng.

- Rủi ro và tuân thủ - thiết kế khung rủi ro cung cấp lợi thế cạnh tranh, từ phát hiện và quản lý gian lận đến xác định khẩu vị, mô hình và chiến lược rủi ro.

- Kỹ năng và năng lực - đầu tư vào năng lực chuyên ngành trong các lĩnh vực quan trọng để bổ sung cho đội ngũ hiện có của doanh nghiệp, cũng như xây dựng thương hiệu và tạo sự khác biệt cho sản phẩm trên thị trường.

- Tiếp cận thị trường – lồng ghép các dịch vụ cung cấp vào một danh mục kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm khả dụng tối thiểu (MVP) ra thị trường.

Báo cáo cũng xác định 05 nguyên tắc chính thiết kế cho hành trình khách hàng của BNPL để tạo nên dịch vụ BNPL thành công:

- Quyết  định rủi ro tín dụng tức thời và phát hiện gian lận tại thời điểm đăng ký sử dụng dịch vụ, và chiến lược thu nợ nâng cao trong mức rủi ro có thể chấp nhận được để hạn chế các khoản nợ xấu

- Trải nghiệm khách hàng xuyên suốt kết hợp nhiều điểm tương tác khác nhau giữa khách hàng, nhà bán lẻ và tổ chức cho vay - tránh tình trạng trải nghiệm riêng lẻ hoặc bị gián đoạn.

- Dễ dàng tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa nhà bán lẻ và tổ chức cho vay trong suốt hành trình khách hàng được hỗ trợ bởi công nghệ API.

- Tuyên bố giá trị khác biệt so với các nhà cung cấp BNPL khác trong thị trường hàng hóa tiêu dùng ngày càng phát triển. Chiết khấu (57%), điểm khách hàng thân thiết (56%) và lợi ích độc quyền (40%) là một trong những giá trị hấp dẫn nhất mà BNPL mang lại *.

- Tiếp thị chủ động và xây dựng thương hiệu giữa khách hàng, doanh nghiệp và tổ chức cho vay để BNPL trở thành tùy chọn thanh toán được lựa chọn, tăng giá trị trung bình trên một đơn hàng (AOV) cũng như tỷ lệ chuyển đổi bán hàng. Ví dụ như sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và người có ảnh hưởng để nâng cao nhận thức về BNPL, và cách thức BNPL hoạt động, đồng thời thúc đẩy để nâng cấp công cụ BNPL (chứ không chỉ đơn thuần là phương tiện để thanh toán).

* Khảo sát của Deloitte với 400 khách hàng tại Tây Ban Nha năm 2021

Deloitte và Mambu công bố báo cáo trong bối cảnh nhu cầu đối với các dịch vụ BNPL ngày càng tăng cao. Giá trị thị trường này dự kiến ​​đạt 3,98 nghìn tỷ đô la vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 45,7%.

Báo cáo chỉ ra rằng một trong ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của BNPL là nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi và khả năng chi trả. Dữ liệu gần đây từ Deloitte cho thấy hơn một nửa người tiêu dùng (56%) cho rằng, khả năng dùng thử sản phẩm trước khi thanh toán là động lực chính để sử dụng BNPL.

Các yếu tố tăng trưởng khác bao gồm sự chấp nhận rộng rãi của doanh nghiệp (vì các nhà cung cấp mong muốn thu được lợi ích từ BNPL, như tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng và quy mô đơn đặt hàng trung bình), cũng như sức kéo thị trường tăng nhanh trong thời kỳ đại dịch. Theo dữ liệu của Worldpay, BNPL chiếm 2,9% thương mại điện tử toàn cầu vào năm 2020, và dự kiến ​​sẽ đạt 5,3% vào năm 2025.

Tại thị trường Việt Nam, hệ sinh thái fintech đang phát triển nhanh chóng. BNPL đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong 12 tháng qua ở Việt Nam, với khoản thanh toán BNPL trong nước dự kiến ​​sẽ tăng 137,3% hàng năm để đạt 491,3 triệu USD trong năm nay. Toàn ngành dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 36,5% hàng năm. Những dự đoán này có mối liên hệ trực tiếp đến sự gia tăng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam. Với hơn 8 triệu người tiêu dùng mới trên các kênh số, thị trường thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng 53% vào năm 2020.

Ông Phạm Quang Minh, Tổng Giám đốc Mambu Việt Nam cho biết: “Đối với các doanh nghiệp, việc cung cấp dịch vụ BNPL có thể giúp thu hút khách hàng hiện tại cũng như có thêm khách hàng mới. BNPL còn giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng bằng cách nâng cao trải nghiệm dịch vụ, và mang sự hài lòng ngay lập tức cho họ. Cách tiếp cận ngân hàng kết hợp (composable banking) của Mambu và các API đã được chứng minh giúp đẩy nhanh sự đổi mới, điều phối dễ dàng, tích hợp và tự động hóa các quy trình tài chính tùy chỉnh, từ đó rút ngắn thời gian tham gia vào BNPL của các ứng dụng phi ngân hàng như thương mại điện tử, từ vài tháng hoặc cả năm xuống chỉ còn vài tuần”.

Ông Joao Caldeira, Cộng sự tại Deloitte, cho biết: “BNPL hiện là động lực chuyển đổi và bán hàng chính cho các nhà bán lẻ và nhà cung cấp thương mại điện tử. Nếu doanh nghiệp chưa coi BNPL là động lực, họ cũng đang tìm kiếm một giải pháp tài chính nhúng có thể giúp họ thiết kế trải nghiệm BNPL với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Điểm mấu chốt là BNPL là một động lực doanh thu mới, có khả năng nhanh chóng thêm các khoản thanh toán trả góp liền mạch vào thời điểm quyết định để thay đổi doanh nghiệp”.

Để tải toàn bộ báo cáo, vui lòng truy cập tại đây.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới