Đã đến lúc thận trọng hơn trong việc điều chỉnh lãi suất
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Nguyên Viện phó Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính, tại Talkshow Phố Tài Chính. Ảnh chụp màn hình.
Lạm phát đã xảy ra ở hầu hết các nước phát triển và hệ quả của nó là dẫn đến một cuộc chạy đua lãi suất trên thế giới. Gắn với đó là việc đồng USD lên giá rất là cao trong thời gian vừa qua, khiến cho tỉ giá hối đoái của một loạt các đồng tiền trên thế giới mất giá so với đồng USD. Một dự báo về kinh tế cho những tháng cuối của năm 2022 và sang đến năm 2023 là khả năng suy thoái kinh tế thế giới đang gia tăng rất cao.
Chia sẻ tại Talkshow Phố Tài chính, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Nguyên Viện phó Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, tăng lãi suất là một xu thế nhưng không nhất thiết là tất cả các nền kinh tế thế giới đều sử dụng biện pháp tăng lãi suất để làm đối sách.
Vấn đề thứ hai, ngay từ khi Fed bắt đầu khởi động việc tăng lãi suất cơ bản thì rõ ràng đã có rất nhiều những ý kiến trái chiều.
Những mức lạm phát lên tới xấp xỉ 10% như hiện nay của Mỹ, so với mức lạm phát mục tiêu của họ thường xuyên đặt ra chỉ mức khoảng 2%, thì rõ ràng họ cũng đã không đạt được mục tiêu của mình. Trong khi đó, họ lại đẩy nền kinh tế của Mỹ vào suy thoái.
Rõ ràng, đã tới thời điểm mà Fed cũng như rất nhiều các Ngân hàng Trung ương khác phải thận trọng hơn trong việc điều chỉnh lãi suất, khi họ đã đánh giá được tác động thực sự của nó đến vấn đề kiểm soát lạm phát.
Về khả năng suy thoái của nền kinh tế, hiện nay có rất nhiều đánh giá khác nhau liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết các đánh giá bây giờ nghiêng về phía là sẽ xảy ra một cuộc suy thoái. Thậm chí theo Bloomberg, thì xác suất là gần như 100 % xảy ra suy thoái.
Chúng ta có thể điểm qua một vài các yếu tố có thể gây ra câu chuyện về suy thoái. Thứ nhất là từ phía cung. Cung hiện nay vẫn đang bị ảnh hưởng bởi những nguy cơ như các biện pháp trừng phạt lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc trong các lĩnh vực về công nghệ, hay là những hoạt động về vận tải, sự tồn đọng của những container.
Vấn đề thứ hai là về phía cầu. Điển hình là thị trường Mỹ, các hộ gia đình và người dân có xu hướng thu hẹp tiêu dùng và do đó các đơn hàng đã không thể thực hiện được. Như vậy thì nguy cơ suy thoái đấy là nguy cơ thực và không giống những cuộc suy thoái khác. Ví dụ như là những năm 1997-1998 hay là năm 2008 chẳng hạn thì nó bắt đầu từ khu vực tài chính dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu mà nguyên nhân cũng bắt đầu từ Mỹ. Rõ ràng ở đây nếu cuộc suy thoái xảy ra thì là ở nền kinh tế thực, chứ không phải bắt nguồn từ khu vực tài chính như là các cuộc khủng hoảng trước đây và các biện pháp để mà đối phó với nó sẽ mất thời gian hơn, mất nhiều nguồn lực hơn.
“Nếu như chúng ta xác định rằng năm 2022 này đã cho chúng ta một tiền đề cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Nếu chúng ta tận dụng tốt thì tôi cho rằng bất chấp tình hình kinh tế thế giới có suy thoái thì Việt Nam chúng ta vẫn có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí là trên 8% hàng năm. Nếu chúng ta hướng nền kinh tế của chúng ta vào trong nước thì những áp lực đối với chính sách lãi suất hay là chính sách tỉ giá hối đoái, việc kiểm soát dòng vốn hay là đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có những thay đổi rất là lớn”, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh chia sẻ.
Bài viết được thuật lại dựa trên chia sẻ của Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Nguyên Viện phó Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính, tại Talkshow Phố Tài Chính.
Có thể bạn quan tâm:
Khối ngoại mua ròng 580 tỉ đồng trong phiên hoảng loạn
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ không gây tác động lớn đến kinh tế Việt ...
-
Ông Winston Lu, Tổng Giám đốc, PHFM
Cần xem xét lợi nhuận của thị trường chứng khoán theo góc nhìn dài hạn ...
-
Ông Trần Đức Anh, Chứng khoán KB Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Tăng trưởng GDP Việt Nam đang có sự chuyển dịch về cơ cấu bên ngoài và nội ...
-
Ông Cao Việt Hùng, CFA, ACBS
-
Bà Đặng Thị Lan Hương, CTCP Quản lý quỹ Rồng Việt
Những điểm cần lưu ý khi đầu tư dài hạn ở thị trường Việt Nam
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Nguyễn Hoàng
-
Trọng Hoàng