Hủy
Góc nhìn chuyên gia

Những gì xấu nhất của thị trường đã đi qua

Ông Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam Thứ Hai | 27/03/2023 16:29

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cấp cao, Đại học Fulbright Việt Nam. Ảnh: NCDT.

“Có thể những gì xấu nhất của thị trường mà chúng ta chứng kiến vào cuối năm ngoái nó đã qua”.
 

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên cấp cao, Đại học Fulbright Việt Nam khi bàn về bức tranh vĩ mô của Việt Nam. 

Trước hết, nói về câu chuyện tăng trưởng, trước những khó khăn ở bên ngoài lẫn bên trong, ông Thành cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ rất khó khăn. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được.  

Năm 2022, mặc dù khó khăn nhưng chúng ta còn có tác động là hồi phục hậu COVID. Còn năm nay tăng trưởng có thể thấp hơn rất nhiều, con số tăng trưởng của quý I sắp được công bố có thể thấp hơn nhiều so với mục tiêu. 

Nguồn: Yuanta Việt Nam.
Nguồn: Yuanta Việt Nam.

Tại sao khó khăn nhất đã qua? Mặc dù năm nay sẽ là năm tăng trưởng rất chậm, đặc biệt là mấy ngày nữa sẽ có số liệu kinh tế vĩ mô quý I, với một con số tăng trưởng khá thấp, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, đánh giá của ông Thành, khi duy trì được sự ổn định thì sự phục hồi phục có thể xảy ra rất nhanh, khi những điều kiện bên trong và bên ngoài có thể đáp ứng. 

Nếu như chúng ta nhìn trong năm 2023, thì tăng trưởng kinh tế sẽ đến từ đâu? 

Đầu tiên, câu chuyện xuất khẩu. Trong giai đoạn COVID, kinh tế vẫn tăng trưởng tốt là nhờ xuất khẩu, động lực rất quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2023 sẽ là năm mà các doanh nghiệp Việt Nam mà làm xuất khẩu sẽ rất là khó khăn và điều này chúng ta đã có thể quan sát được từ quý IV/2022. Không những xuất khẩu tăng chậm mà xuất khẩu của Việt Nam còn giảm. Không chỉ vậy, nhập khẩu cũng giảm, thể hiện nhu cầu mua hàng hóa, nguyên vật liệu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam suy giảm. Nhập khẩu giảm, sức mua của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước giảm. Xuất khẩu giảm thể hiện sức cầu ở các thị trường, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU đã yếu đi. Khi mà lộ trình tăng lãi suất và thắt chặt tiền tệ, đi kèm với đà suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu thì Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Do đó năm nay là năm không có được động lực xuất khẩu, đi cùng với đó là những ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo hướng vào xuất khẩu cũng yếu đi trong năm nay. 

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có tăng trưởng bởi được bù đắp bởi câu chuyện Nhà nước chi tiền đầu tư công. Giai đoạn 2006-2007, Nhà nước chi tiền cho đầu tư công nhiều và sau đó là cả một giai đoạn Nhà nước thắt lưng buộc bụng, các công trình đầu tư xây dựng rất là ít. “Năm 2023 sẽ là năm quay trở lại mức đầu tư công rất là cao, năm nay ngân sách ít nhất có khoảng 31 tỉ USD để chi cho đầu tư công, nằm khoảng 6,5% GDP, là mức rất lớn. Năm nay, nếu giải ngân được 90% của 31 tỉ USD thì sẽ bù đắp được việc xuất nhập khẩu tăng chậm”, ông Thành nói. 

Một dấu hỏi rất lớn nữa, nếu như hoạt động dịch vụ và sức mua của thị trường nội địa vẫn tiếp tục đà phục hồi như từ cuối năm ngoái, thì cũng là một tín hiệu tích cực. Một điều chắc chắn là dịch vụ tiếp tục phục hồi, nhà hàng, khách sạn, đặc biệt sắp tới đây là tác động của du khách Trung Quốc,… thì khu vực dịch vụ sẽ phục hồi tích cực. Nhưng có 1 điểm không chắc chắn đó là sức mua ở trong nước có giữ vững được không, khi xuất khẩu, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục yếu, nếu như công nhân khu công nghiệp vẫn bị giảm ca làm, thu nhập giảm, thì sức mua của bộ phận ở tầng lớp người lao động, đặc biệt là lao động ở các khu công nghiệp sẽ yếu đi. “Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay sẽ vô cùng khó khăn”, ông Thành chia sẻ thêm. 

 Theo Hội thảo "La bàn giữa vùng biến động", Yuanta Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm 

Cần hành động để thu hút mạnh mẽ hơn đầu tư từ Mỹ


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới