'Sức bật' của ngân hàng trong quý IV

Hình ảnh tại Ngân hàng Vietcombank. Ảnh: TL.
Tại 30/9/2021, tỉ lệ nợ xấu các ngân hàng nhìn chung tăng so với đầu năm và quý II, đạt 1,61% chủ yếu là do chịu ảnh hưởng tác động dịch bệnh trong quý III. Theo số liệu Agriseco Research tổng hợp, tỉ lệ nợ cơ cấu/tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý III đạt hơn 5% tăng từ mức 3% cuối quý II do dịch COVID-19 bùng phát trong quý III khiến nhiều khách vay gặp khó khăn phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Tuy nhiên tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở nhiều ngân hàng đạt mức cao kỷ lục sẽ giúp tạo bộ đệm an toàn và của để dành ghi nhận hoàn nhập trong tương lai.
![]() |
Có thể kể tới một vài ngân hàng có tỉ lệ bao nợ xấu cao như: VCB, MBB cao kỷ lục trên 200%; ACB, TCB, BID, CTG, TPB đều có tỉ lệ trên 100%. Do vậy, Agriseco Research cho rằng tỉ lệ nợ xấu tại các ngân hàng trên dù đa số tăng so với quý II nhưng vẫn giữ được mức khả quan.
Trong qúy III/2021, tổng chi phí giảm 6% so với quý trước. Chi phí hoạt động quý III giảm nhẹ 1,14% do các ngân hàng tiếp tục các chính sách tiết kiệm chi phí nhất là chi phí nhân viên và chi phí tài sản để phần nào bù đắp cho các nguồn thu bị hụt do COVID-19. Chi phí dự phòng quý III giảm 9,43% so với quý II, chủ yếu ở một số ngân hàng đã trích lập dự phòng cao trong các quý trước như: ACB (-40,8%), MBB (-26,9%), VCB (-22,1%), CTG (-21,9%), BID (-11,9%), TCB (-1,5%). Agriseco Research đánh giá, việc các ngân hàng trên giảm chi phí dự phòng sẽ không đáng lo ngại do có bộ đệm rủi ro dày.
Tính chung với 27 ngân hàng đang niêm yết, lợi nhuận trước thuế quý III giảm 15,92% so với quý II, chỉ có một số ít ngân hàng có mức tăng trưởng dương: SHB (+22,8%), VCB (+16,1%), MBB (+14,4%), CTG (+9,75%).
Làn sóng dịch COVID-19 trong quý III khiến nhiều thành phố lớn phải thực hiện giãn cách, nhiều hoạt động kinh doanh phải tạm dừng khiến cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế giảm thấp. Tuy nhiên, Agriseco Research kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quý IV/2021 sẽ phục hồi tích cực khi các hoạt động kinh tế dần trở về bình thường. Tín dụng đã có dấu hiệu tăng trở lại vào tháng 10 khi chỉ trong 3 tuần cuối tháng 10, tổng tín dụng đã tăng tích cực 1,28% so với tốc độ trung bình khoảng 0,48%/tháng quý III và 1,07%/tháng trong 6 tháng đầu năm.
![]() |
Do có tỉ lệ an toàn vốn (CAR) cao, chất lượng tài sản tốt, tỉ lệ dư nợ tín dụng/huy động (LDR) thấp cùng các cam kết cắt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, một số ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng cao quý III vừa qua có nhóm ngân hàng thương mại cổ phần như TPB, TCB, MSB, MBB, ACB, VIB và nhóm ngân hàng quốc doanh có VCB. So sánh với hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp trong năm 2020, Agriseco Research kỳ vọng trong quý IV cuối năm, đây sẽ là những ngân hàng có sức bật tốt về tăng trưởng tín dụng so với phần còn lại của ngành và sẽ được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nới room tín dụng.
Dự báo NIM toàn ngành nhìn chung có thể đi ngang do lãi suất huy động đầu vào ít có dư địa để giảm thêm bởi lãi suất thực sau khi điều chỉnh lạm phát đang rất thấp trong khi các ngân hàng đang tiếp tục chịu áp lực giảm lãi suất cho vay để giảm thêm để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng COVID-19.
Tuy nhiên, kỳ vọng về NIM sẽ có sự phân hóa, NIM có thể mở rộng tại các ngân hàng tạo dựng được hệ sinh thái đa dạng (như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) và đẩy mạnh phát triển công nghệ số, chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, giúp tăng tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và giảm chi phí huy động vốn.
Có thể bạn quan tâm
Ngân hàng tím lịm VN-Index tăng hơn 25 điểm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

Tin cùng chuyên mục
-
Kim Dung
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Kim Dung