Hủy
Tài Chính

"Tàu lượn" cổ phiếu nóng

Vũ Hoài Thứ Năm | 25/06/2020 08:54

Ảnh: Quý Hòa.

Nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ đang quay đầu giảm mạnh sau chuỗi ngày tăng nóng.
 

"Tàu lượn" cổ phiếu nóng

Trong thời gian đây, nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ trở thành những cái tên được nhà đầu tư săn đón khi có đà tăng điểm vượt trội so với thị trường chung.

Tiêu biểu như cổ phiếu ITA, cái tên gần như "hot" nhất trên thị trường chứng khoán thời gian qua. Thống kê từ phiên giao dịch 25.5-10.6 (13 phiên giao dịch) cổ phiếu đã tăng trần 12 phiên, ghi nhận mức tăng 116,4% chỉ trong một thời gian ngắn.

Sau chuỗi tăng giá mạnh mẽ này, cổ phiếu đang đi vào nhịp biến động "khó hiểu" với những phiên trần, sàn liên tục. Phiên giao dịch 24.6 là phiên thứ 2 liên tiếp cổ phiếu giảm sàn sau 2 phiên tăng trần trước đó. Kết phiên giao dịch 24.6, cổ phiếu ITA đóng cửa ở mức giá 4.920 đồng/cổ phiếu.

Nhiều cổ phiếu nóng giảm sàn trong phiên 24.6. Nguồn: VDSC.
Nhiều cổ phiếu nóng giảm sàn trong phiên 24.6. Nguồn: VDSC.

Ngoài ITA thì cổ phiếu HQC cũng có độ "hot" không kém khi tăng trần liên tiếp 12 phiên (từ ngày 1-16.6), ghi nhận đà tăng 114,4%. Sau thời gian "lượn sóng lên" thì cổ phiếu này đang trên đà "lượn sóng xuống" đến khó hiểu. Chỉ trong 6 phiên giao dịch (từ ngày 17-24.6), cổ phiếu đã giảm sàn 5 phiên và tăng trần 1 phiên. Hiện tại (ngày 24.6), trên thị trường cổ phiếu HQC được giao dịch ở mức giá 1.780 đồng/cổ phiếu.

Hay như cổ phiếu QBS, sau khi trải qua đà tăng hơn 90% trong 12 phiên giao dịch (từ ngày 26.5-10.6), cổ phiếu cũng đang trong những nhịp giảm mạnh.

Cụ thể, trong 9 phiên giao dịch từ ngày 12-24.6, cổ phiếu QBS đã giảm sàn 6 phiên và tăng trần 3 phiên. Hiện tại (ngày 24.6) trên thị trường, cổ phiếu này được giao dịch ở mức giá 3.060 đồng/cổ phiếu.

Có thể nói, những cổ phiếu "trà đá" luôn mang trong mình những câu chuyện riêng, và sự biến động của nhóm cổ phiếu này đa phần ở 2 trạng thái: tăng trần hoặc giảm sàn. Chính những biên độ giao động lớn như thế tạo nên rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia.

Phiên giao dịch 24.6, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này đã quay đầu giảm hàng loạt. Phải chăng, cổ phiếu nóng đã nguội?

Áp lực chốt lời trên diện rộng

Mặc dù có tín hiệu phục hồi đầu phiên nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam nhanh chóng đảo chiều và dần suy giảm đến cuối phiên giao dịch 24.6.  

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), động thái phân phối và chốt lời tiếp tục tiếp diễn trong phiên này.

Kết phiên, chỉ số VN-Index có tín hiệu phục hồi nhẹ nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất trong phiên và đóng cửa tại 859,71 điểm, giảm 8,49 điểm (-0,98%). HNX-Index cũng giảm 0,93 điểm (-0,81%), kết thúc ngày tại 113,7 điểm.

Thanh khoản trên thị trường có sự sụt giảm đáng kể so với phiên trước đó. Với thanh khoản giảm khá nhiều so với phiên trước, với hơn 370 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn HOSE, tương đương với giá trị giao dịch hơn 5.000 tỉ đồng. Số cổ phiếu giảm vượt trội trên sàn HOSE và sàn HNX.

Động thái chốt lời diễn ra trên diện rộng, đặc biệt là đối với các cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian gần đây, điển hình như ITA, JVC, QBS,... Đối với nhóm cổ phiếu VN30, VDSC nhận định động thái phân phối cũng xảy ra ở nhóm này, khi có tới 22 mã giảm điểm, dẫn đầu là STB, VHM và SAB,...

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lại có đà tăng vượt trội, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán như VIX, BSI,...

Những cổ phiếu đang 'đánh bại' thị trường chứng khoán (24.6). Nguồn: VDSC.
Những cổ phiếu đang "đánh bại" thị trường chứng khoán (ngày 24.6). Nguồn: VDSC.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này đã trở lại mua ròng trên sàn HOSE sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, với giá trị mua ròng đạt gần 60 tỉ đồng. Họ tập trung mua vào các cổ phiếu hư PLX và NVL,...

Theo nhận định của VDSC, thị trường đang mở rộng nhịp giảm điểm sau tín hiệu suy yếu trong phiên trước và mức thanh khoản tương đối thấp. Rủi ro phân phối tiếp diễn đang hiện hữu.

VN-Index tiếp tục giảm điểm với thanh khoản giảm dần so với phiên trước đó. Ảnh: FireAnt.
VN-Index tiếp tục giảm điểm với thanh khoản giảm dần so với phiên trước đó. Ảnh: FireAnt.

Bên cạnh đó, nhịp phục của thị trường hồi tỏ ra suy yếu khi VN-Index không vượt được ngưỡng 873 điểm trong 3 phiên liên tiếp. Xu hướng giảm ngắn hạn có thể sẽ còn kéo dài hơn nữa, và không loại trừ khả năng giảm sâu hơn ngưỡng 830 điểm. Đường MACD nằm dưới đường tín hiệu và có xu hướng sẽ cắt xuống dưới đường 0. Chỉ báo RSI có khả năng cao sẽ sớm giảm xuống dưới ngưỡng 50.

Trong bối cảnh này, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng và cân nhắc hạ tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục về mức an toàn.

Trước đó, trong báo cáo Chiến lược thị trường tháng 6, VDSC nhấn mạnh việc quý II/2020 là quý ghi nhận kết quả kinh doanh tệ nhất đối với nhiều lĩnh vực cũng như tăng trưởng GDP. “Cơ hội để mua với mức giá hấp dẫn có thể phát sinh tại thời điểm đó. Hãy tiết kiệm một phần sức mua cho cơ hội như vậy!”, VDSC bày tỏ quan điểm.

* Có thể bạn quan tâm 

►Thị trường chứng khoán tháng 6: Để dành sức mua, chọn cổ gửi tiền


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới