Hủy
Thế giới

APEC nhất trí tăng tự do thương mại nội khu vực

Thứ Ba | 05/06/2012 20:53

Các bộ trưởng tham gia diễn đàn APEC đã nhấn mạn tầm quan trọng của tự do thương mại nội khu vực nhằm ứng phó với chủ nghĩa bảo hộ.
 

Ngày 4/6, các bộ trưởng thương mại của diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã họp tại Kazan (Nga). Cuộc họp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tự do thương mại nội khu vực, nhằm ứng phó với chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng lan rộng, do các nước lo ngại về đà suy giảm của kinh tế toàn cầu.

Cuộc họp của các bộ trưởng thương mại diễn đàn APEC gồm 21 thành viên diễn ra trong hai ngày 4 và 5/6, với các bộ trưởng thảo luận về sự trợ giúp xuyên quốc gia đối với hoạt động đổi mới công nghệ, nhằm đẩy nhanh việc tạo lập các ngành công nghiệp mới trong khu vực.

Thêm vào đó, dựa trên thỏa thuận trong cuộc họp APEC 2011 về việc giảm thuế cho tấm pin Mặt Trời và một số hàng hóa phục vụ môi trường khác xuống 5%, và thấp hơn nữa vào cuối năm 2015, các bộ trưởng thương mại sẽ cùng thiết lập danh sách các mặt hàng cụ thể được giảm thuế.

Bên lề cuộc họp trên, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Yukio Edano có cuộc thương thảo với các đối tác của Mỹ và một số quốc gia khác về nội dung liên quan đến khả năng Nhật Bản tham gia thương lượng Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Ông Edano cho biết, Nhật Bản đang có kế hoạch thảo luận với 9 quốc gia tham gia đàm phán TPP - gồm Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, nhằm hiện thực hóa Hiệp định về Khu vực tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương, thúc đẩy tính hiệu quả của dòng chuyển dịch hàng hóa và dịch vụ. Hiện ông Edano vẫn không đưa ra chi tiết thời điểm nước này sẽ quyết định tham gia đàm phán TPP.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thượng mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận ban đầu được 4 nước là Brunei, Chile, New Zealan, Singapore ký vào năm 2005. Sau đó có thêm 5 nước tham gia đàm phán để gia nhập là Australia, Malaysia, Peru, Mỹ và Việt Nam.

Nguồn Vietnam+


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới