Hủy
Thế giới

Cảng xuất khẩu dầu Libya sắp mở cửa trở lại

Thứ Hai | 28/04/2014 11:40

Cảng dầu Zueitina ở miền đông Libya sẽ mở cửa trở lại sau khi đánh giá thiệt hại cơ sở vật chất.
 

CảngZueitina đã bị phe nổi dậy chiếm đóng trong chiến dịch đóng cửa xuất khẩu dầu dàitám tháng.

Sala al-Merghani cũng cho biết đã lập hội đồng điều tra thamnhũng dầu ở thành phố Benghazi, theo thỏa thuận giữa chính phủ và phe nổi dậy đểchấm dứt bao vây các cảng xuất khẩu dầu miền đông.

Việc mở cửa trở lại bốn cảng xuất khẩu dầu đã bị trì hoãn vìphe nổi dậy buộc tội chính phủ không hoàn thành các mục trong thỏa thuận như làtrả tiền đền bù.

Theo đó phe nổi dậy sẽ tham gia trở lại vào lực lượng an ninhdầu quốc gia mà họ đã rời bỏ hè 2013 để chiếm cảng. Để đổi lại, họ sẽ được nhậnmột phần tiền xuất khẩu dầu.

Tầu chở dầu rời bến cảng Libya
Tầu chở dầu rời bến cảng Libya

“Chúng tôi làm việc ngày đêm về vấn đề lương,” Merghani nói,cho biết bộ quốc phòng đang xem lại danh sách nhân viên để đảm bảo tiền trảtheo đúng luật định.

Ông cũng cảnh báo nếu thỏa thuận thất bại sẽ dẫn tới đổ máu ởquốc gia Bắc Phi vốn vật lộn với bạo loạn ba năm sau khi lật đổ Muammar Gaddafi.

Các nhà ngoại giao hy vọng hai bên dần thực hiện được thỏathuận vì Libya đang rất cần nguồn lợi nhuận dầu mỏ. Tuy vậy các chiến thuật chínhtrị cũng như sự mất tin tưởng đôi bên có thể dẫn tới trì hoãn.

Bất ổn ở Libya hiện nay là do chính phủ không thể kiểm soátcác lực lượng dân quân đã giúp họ lật đổ Gaddafi. Họ đã giữ vũ khí để chiếm cácgiếng dầu hoặc văn phòng chính phủ để đòi quyền lợi.

Cho đến nay cảng duy nhất đang hoạt động cho xuất khẩu dầu làHariga ở Tobruk, với khả năng 110.000 thùng dầu/ngày.

Thủ tướng Libya đã phải từ chức hồi tháng 3/2014 sau khi để chạy thoát một tàu chở dầu nước ngòai vào nhận dầu ở cảng do phe nổi dậy chiếm đóng
Thủ tướng Libya đã phải từ chức hồi tháng 3/2014 sau khi để chạy thoát một tàu chở dầu nước ngòai vào nhận dầu ở cảng do phe nổi dậy chiếm đóng

Cả hai cảng Zueitina và Hariga vốn được dự định mở cửa trở lạingay lập tức sau khi đã đạt được thỏa thuận từ ba tuần trước. Hai cảng lớn hơnlà Ras Lanuf và Es Sider sẽ mở sau khi đàm phán thêm.

Các nguồn tin cho biết một phần vấn đề là do vài người nổi dậy ởZueitina đòi được nhận vào biên chế chính phủ, một chiến thuật dùng trong thờikỳ hậu Gaddafi để gây sức ép với chính quyền trung ương vốn yếu.

Các cuộc biểu tình ở giếng dầu và đường ống vận chuyển cũng đãlàm đình trệ hoạt động sản xuất dầu ở miền tây, giảm sản lượng còn 220.000 thùngdầu/ngày so với mức 1,4 triệu thùng/ngày hè 2013.

Nguồn Theo GAFIN, Reuters, và DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới